Luận Văn Khảo sát chất lượng nước ngầm quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn

    Nhận xét của giáo viên Trang

    Mục lục 1

    Phần A: Phần chung 3

    Chương I: Mở đầu 4

    I: Sự cần thiết của đề tài 4

    II: Mục tiêu của đề tài 4

    III: Nhiệm vụ của đề tài 5

    IV: Ý nghĩa khoa học – thực tiễn 5

    V: Khối lượng công việc – Các phương pháp nghiên cứu. 5

    Chương II: Khái quát vùng nghiên cứu. 7

    I: Vị trí địa lý 7

    II: Khí hậu, đặc điểm thuỷ văn 7

    III: Địa hình, địa mạo 10

    IV: Đặc điểm kinh tế nhân văn 11

    Chương III: Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn 24

    I. Lịch sử nghiên cứu địa chất 24

    1. Trước 30-4-1975 24

    2. Sau 30-4-1975 25

    II. Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn 25

    1. Trước 30-4-1975 25

    2. Sau 30-4-1975 26

    Chương IV. Đặc điểm địa chất 27

    I. Địa tầng 27

    II. Kiến tạo và các hệ thống đứt gãy 36

    III. Lịch sử phát triển phát triển địa chất khu vực. 38

    Chương V. Đặc điểm địa chất thuỷ văn 44

    I. Nước trong các trầm tích Holocen. 44

    II. Nước trong các trầm tích Pleistocen. 45

    III. Nước trong các trầm tích Pliocen trên. 46

    IV. Nước trong các trầm tích Pliocen dưới. 47

    Phần B: Phần Chuyên Đề. 50

    Chương I: Hiện trạng chất lượng nước dưới đất 51

    I. Kết quả 51

    II. Hiện trạng 61

    Chương II. Đánh giá chất lượng nước dưới đất 65

    I. Đánh giá hiện trạng 65

    II. Nguồn gốc 69

    III. Diễn biến chất lượng theo không gian và thời gian 73

    Kết luận và kiến nghị 84

    Tài liệu tham khảo 90

    Phụ lục 92



    Chương I: MỞ ĐẦU

    I. Sự cần thiết của đề tài:

    Việc sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất và ăn uống tăng lên đáng kể ở các thành phố lớn trong những năm gần đây. Tại các thành phố lớn, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cùng với sự tập trung dân cư cao thì việc đáp ứng nhu cầu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

    Tuy nhiên cho đến nay, tại một số vùng trong thành phố cụ thể quận Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh) nước máy chỉ đáp ứng cho một bộ phận nhỏ dân cư sống trong khu vực này, do đó việc khai thác và sử dụng nước dưới đất là điều rất cần thiết và tất yếu của người dân. Hiện nay các giếng khoan khai thác tập trung chủ yếu ở hai tầng: tầng Pleistocen (QI-III) và tầng Pliocen trên(Nb2).

    Việc khai thác nước dưới đất với lưu lượng quá mức, không theo quy hoạch đã làm cho khả năng bị ô nhiễm của các tầng nước dưới đất trong khu vực có thể xảy ra. Nhất là tầng Pleistocen.

    Với đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ hiện trạng nước dưới đất trong khu vực, cũng như làm sáng tỏ chất lượng nước dưới đất theo thời gian và không gian tại khu vực này

    II. Mục tiêu của đề tài.

    Nghiên cứu các thành phần hoá học và sự thay đổi của chúng trong nước dưới đất, để từ đó có biện pháp bảo vệ và khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên này.

    III. Nhiệm vụ của đề tài.

    Làm sáng tỏ điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực. Nghiên cứu và hiện trạng chất lượng nước dưới đất đang khai thác. Đồng thời nêu lên nguyên nhân gây ra sự biến đổi chất lượng nước và đề xuất hướng sử dụng.

    IV. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn.

    1. Ý nghĩa khoa học.

    Qua kết quả nghiên cứu phân tích thành phần hoá học nước dưới đất đã góp phần làm sáng tỏ về hiện trạng chất lượng nước dưới đất tại khu vực quận Bình Tân.

    2. Ý nghĩa thực tiễn.

    Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác khai thác và quản lý nguồn nước dưới đất tại khu vực.

    V. Khối lượng công việc – các phương pháp nghiên cứu.

    1. Khối lượng công việc.

    * Thu thập tài liệu

    - Các tài liệu về đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của thành phố Hồ Chí Minh.

    - Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ở quận Bình Tân.

    - Các báo cáo khoa học về nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh.


    * Khối lượng đề tài thực hiện.

    - Tiến hành khảo sát: đi đến từng hộ dân.

    - Lấy mẫu: 9 mẫu trong ngày 22-04-2004

    - Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết quả phân tích mẫu nước từ các đơn vị khác.

    - Các mẫu được phân tích với các chỉ tiêu: pH, DO, Eh, EC, nhiệt độ, màu, mùi vị, độ axit, độ kiềm, sắt tổng cộng, sắt hai, độ cứng tổng cộng, độ cứng canxi, độ cứng magiê, chất rắn tổng cộng, , cation (NH4+, Ca2+, Mg2+) anion (SO42-, PO43-, NO3-, HCO3-, Cl-).

    2. Phương pháp nghiên cứu.

    * Thu thập và tổng hợp các tài liệu theo phương pháp tập hợp và chọn lọc.

    * Phân tích thành phần hoá học của mẫu nước.

    - pH; DO đo bằng máy WTW 396

    - Chất rắn: xác định bằng phương pháp sấy khô ở 1050C.

    - Độ kiềm, độ axit, độ cứng tổng cộng, độ cứng canxi, Cl-, xác định bằng phương pháp chuẩn độ, sắt tổng cộng, sắt hai, sunfat, photphat, NO3-, NH4+ đo bằng máy spectrophotometor hiệu secoman với các bước sóng khác nhau.

    - Các chỉ tiêu còn lại xác định trên cơ sở tính toán.

    - Tổng hợp phân tích kết quả bằng các phần mềm tin học chuyên môn (mapinfor 6.0 )
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...