Luận Văn Khảo sát chất lượng nước mặt trong thủy vực thành phố long xuyên (khu vực phường Mỹ Bình, Mỹ Phước,

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. MỞ ĐẦU
    An Giang ngoài sông Tiền, sông Hậu chảy sang cung cấp một nguồn nước ngọt khổng lồ, còn có một hệ thống sông rạch, kênh đào chằng chịt. Ngoài thuận lợi về giao thông thủy, nước ngọt ở An Giang còn là nguồn tài nguyên vô cùng to lớn cho sản xuất và đời sống của hàng triệu người dân.
    Long Xuyên là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. Khu vực phường Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên nằm trong thành phố Long Xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 7,75 km2. Mật độ dân số trung bình khoảng 2.391 người / km2 (Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, 2008). Phần lớn dân cư trong vùng hoạt động trong các cơ sở thương mại dịch vụ (UBND phường: Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, 2008). Việc thường xuyên thải rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch và sau đó lại sử dụng nước kênh rạch trong sinh hoạt hàng ngày của bộ phận dân cư sống ven rạch cho thấy họ chưa quan tâm lắm đến sức khỏe cộng đồng và việc bảo vệ môi trường.
    Thêm vào đó, với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng, nước mặt đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản và sau khi sử dụng đều trở thành nước thải với các mức độ ô nhiễm khác nhau lại được đưa vào môi trường.
    Để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, bên cạnh chủ trương khai thác sử dụng tối ưu tài nguyên nước, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã có định hướng bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
    Xuất phát từ những định hướng trên, trong những năm qua Trung tâm Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang đã quan trắc chất lượng nước mặt trong địa bàn tỉnh trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch nội đồng (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2008).
    Việc quan trắc nước mặt trong địa bàn tỉnh chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu thủy lý, hóa. Trong khi đó với hoạt động của con người, số chất ô nhiễm thải vào môi trường có thể lên tới khoảng 1500 chất, vượt quá khả năng, kỹ thuật phân tích lý, hóa học (25 chất) và kinh phí phân tích. Vì vậy, ngày nay việc sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng mang lại nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn (Lê Văn Khoa, 2007), (Đặng Ngọc Thanh, 2000).
    Một điều hiển nhiên là các sinh vật luôn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường. Trong nghiên cứu nhiều nhóm sinh vật đã được xác định như là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường sống.
    Dựa vào những thay đổi về cấu trúc thành phần loài, các nhóm ưu thế trong quần xã hay những thay đổi về độ đa dạng loài trong quần xã sinh vật sẽ cho ta thấy được tính chất của môi trường và một phần động thái trong môi trường nước.
    Vì vậy, đề tài “Khảo sát chất lượng nước mặt trong thủy vực thành phố Long Xuyên (khu vực phường: Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên) nhằm xác định mức ô nhiễm vùng nước” được tiến hành phân tích, đánh giá xếp loại dựa trên các chỉ số thủy lý, hóa của nước, chỉ số về vi khuẩn và cấu trúc các quần xã sinh vật. Kết quả thu được sẽ là cơ sở tiền đề cho việc sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn nước mặt ở địa phương.
    1
    1.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
    1.1.1. Mục tiêu
    Khảo sát hiện trạng nước mặt trong thuỷ vực thành phố Long Xuyên (khu vực phường: Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên) dựa trên các chỉ số vật lý, hóa học và sinh học nhằm xác định mức ô nhiễm vùng nước, làm cơ sở cho việc sử dụng, khai thác nguồn nước mặt ở địa phương.
    1.1.2. Nội dung
    -
    Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội tại các vùng khảo sát chất lượng nước.
    -
    Phân tích chất lượng nước
    +
    Thu mẫu nước mặt để phân tích chỉ số thủy lý – hóa – vi sinh, mẫu thực vật phiêu sinh để định tính, mẫu thực vật phiêu sinh để định lượng trong mỗi đợt khảo sát tại các địa điểm.
    +
    Phân tích các chỉ số vật lý, hóa học như: Nhiệt độ (t0), độ pH, độ dẫn điện (Ec), chất rắn lơ lững (TSS), dihydro Sunfua (H2S), oxy trong nước (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), Amoniac, tổng N, tổng P, chì (Pb).
    +
    Phân tích chỉ số vi sinh vật: Coliform
    +
    Xác định thành phần loài và số lượng loài của các ngành tảo theo mùa.
    -
    Phân tích, xếp loại và đánh giá chất lượng nước mặt trong vùng khảo sát.
    1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nước mặt trong thủy vực thành phố Long Xuyên (khu vực phường: Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên) với các tính chất thủy lý, hóa, sinh.
    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Khu vực phường: Mỹ Bình, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên
    1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    1.3.1. Thời gian thu mẫu
    Mẫu đợt I thu vào ngày 29 tháng 3 năm 2009, đại diện cho mùa khô.
    Mẫu đợt II thu vào ngày 4 tháng 10 năm 2009, đại diện cho mùa mưa.
    1.3.2.
    Vị trí thu mẫu
    Trong rạch Long Xuyên thu 4 mẫu tại 4 vị trí . Mỗi mẫu tại 1 vị trí tương ứng với 1 kí hiệu VT1, VT2, VT3 hay VT4.
    Trong rạch Cái Sơn thu 2 mẫu tại 2 vị trí . Mỗi mẫu tại 1 vị trí tương ứng với 1 kí hiệu VT5 hay VT6.
    Trong rạch Tầm Bót thu 3 mẫu tại 3 vị trí . Mỗi mẫu tại 1 vị trí tương ứng với 1 kí hiệu VT7, VT8 hay VT9.
    Bằng phương pháp tham chiếu tọa độ, 9 địa điểm thu mẫu được cụ thể hóa với từng địa danh và vị trí tọa độ được nêu trong hình 1.1 và bảng 1.1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...