Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 23/1/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tổng quan và lý do chọn đề tài
    Câu hỏi giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, như Goffman (1987:11) đã nhấn mạnh: “Mỗi khi người ta nói chuyện với nhau là có thể nghe thấy những câu hỏi và câu trả lời”. Dưới góc độ hình thái Benveniste (1966:130) coi câu hỏi như một trong “ba dạng thức” phản ánh “ba hành vi ngôn ngữ cơ bản của con người”. Còn đối với Diller (1980:162), dưới góc độ nghiên cứu lý thuyết về các hành động ngôn ngữ thì “câu hỏi là một trong ba loại hành động ngôn ngữ quan trọng đầu tiên của con người”. Kerbrat-Orecchioni (1991:5) - người có chung quan điểm với Diller - nhấn mạnh vị thế đặc biệt của câu hỏi: “Câu hỏi là một trong ba hoạt động cơ bản, độc đáo và phổ dụng nhất, tất cả các hành động lời nói khác hoặc là hình thành từ hoạt động hỏi hoặc chỉ là các dạng thức đặc biệt của nó mà thôi”.
    Một vài những trích dẫn trên đây có lẽ đã đủ để khẳng định rằng câu hỏi đóng một vai trò rất quan trọng và trên thực tế nó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới ngữ học dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau.
    Trong lĩnh vực nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của quan điểm truyền thống như Nguyễn Kim Thản (1975, 1997), Hồ Lê (1979), Hoàng Trọng Phiến (1980), Nguyễn Phú Phong (1994), Diệp Quang Ban (1989, 1998) . đã miêu tả, phân loại câu hỏi dựa trên tiêu chí hình thái-cú pháp. Dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, gần đây một số nhà nghiên cứu đã đề cập, cắt nghĩa, phân loại câu hỏi theo mục đích lời nói trong giao tiếp. Đó là Lê Đông (1994, 1996), Cao Xuân Hạo (1991, 2000) .
    Đối với tiếng Pháp, nhiều công trình đã nghiên cứu câu hỏi trên các bình diện khác nhau: ngữ âm Grundstrom (1973), Fontaney (1987, 1991) .; cú pháp: Dubois và Lagane (1973), Grévisse (1975), Monnerie (1987), Gardes-Tamine (1988), Wagner và Pinchon (1991) .; ngữ nghĩa: Cornulier (1982) . Một số công trình khác tập trung tìm hiểu các giá trị ngữ dụng của câu hỏi: Borillo (1978, 1979, 1981), Apostel (1981), Ducrot (1983), Diller (1984), Nguyễn Việt Tiến (2002) . Một số công trình mới đây có xu hướng xem xét câu hỏi như một hành động ngôn ngữ trong tương tác hội thoại, chẳng hạn như: Jacques (1981), Traverso (1991), Kerbrat-Orecchioni (1986, 1991a, 1994, 2001), .
    Các công trình nghiên cứu đi trước về câu hỏi đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn, nhưng câu hỏi vẫn luôn là chủ đề rộng lớn có một sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học.
    Trong xu thế toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt của tiếng Việt với các ngôn ngữ phổ dụng trên thế giới, cho phép tránh được những trở ngại trong giao tiếp, xung đột trong văn hóa là cần thiết và ngày càng trở nên cấp bách. Tuy nhiên theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, ngoài một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo khoa học, chưa có một công trình hoặc chuyên luận nào tiến hành khảo sát đối chiếu một cách đầy đủ và có hệ thống về câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu Khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trong tiếng Việt và tiếng Pháp được chúng tôi đăng ký thực hiện.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài sẽ tiến hành khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng ngôn từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp trên cơ sở những thành tựu của các nghiên cứu cơ bản đi trước, nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng của câu hỏi trên cứ liệu lời thoại phim.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG do Trường Đại học Ngoại ngữ quản lí, nhóm thực hiện đề tài xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu khảo sát là các phát ngôn nghi vấn mang một trong các dấu hiệu hình thức sau:
    - Trong tiếng Pháp:
    + “est-ce que” đứng đầu câu hoặc “hein?”, “non?”, “oui?” hay “n’est-ce pas?” ở cuối câu.
    + Các từ hỏi “qui/qui est-ce qui” (ai), “que/qu’est-ce que” / “quoi” (gì), “quel” (nào), “lequel” (cái nào), “quand” (khi nào), “où” (ở đâu), “pourquoi” (tại sao), “combien” (bao nhiêu), “comment” (thế nào).
    + Đảo trật tự Chủ ngữ-Động từ.
    + Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết).
    - Trong tiếng Việt:
    + Các tiểu từ hỏi dùng trong câu hỏi toàn bộ: à, ư, chăng, chắc, chứ, hoặc đấy à, đấy ư, nhỉ, (có) được không, (có) phải không, (có) đúng không?, những cụm từ để hỏi: có . không?, đã chưa?
    + Các đại từ hỏi dùng trong câu hỏi bộ phận: từ để hỏi nhằm vào các thành phần được hỏi: ai?, gì?, nào?, (ở) đâu?, thế nào?, bao giờ?, khi nào?, tại sao?, để làm gì?, bao nhiêu?.
    + Liên từ hay/hay là (ou) trong câu hỏi lựa chọn.
    + Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Khi tiến hành nghiên cứu này, nhóm thực hiện đề tài hoàn toàn ý thức được tính phức tạp đặc biệt và các bình diện rộng lớn của câu hỏi. Nếu xét dưới góc độ cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi được biểu đạt thông qua các dấu hiệu từ vựng, hình thái-cú pháp, cú pháp hoặc ngôn điệu. Với tư cách là một hành động ngôn ngữ, câu hỏi tồn tại dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo phát ngôn có dấu hiệu nghi vấn hay không. Khi đóng vai trò là một đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc hội thoại, câu hỏi có mối quan hệ đa chiều với các đơn vị ở cấp độ cao hơn (tham thoại, cặp thoại .), với câu trả lời, với các chủ thể giao tiếp và tình huống giao tiếp. Ngoài ra trong thực tế giao tiếp, câu hỏi còn được biểu đạt dưới dạng phi ngôn từ thông qua hành vi ngoại ngôn của người nói (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, thân thể .). Do điều kiện và khả năng còn hạn chế, nhóm đề tài sẽ chỉ tập trung khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ mang dấu hiệu nghi vấn ở cấp độ cặp thoại dưới góc độ hình thức và ngữ dụng trong hai tập ngữ liệu gốc, được xây dựng từ lời thoại trong kịch bản phim “Sóng ở đáy sông” và “Đông dương” (Indochine).
    Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên sẽ không bao gồm các câu hỏi nằm trong khuôn khổ các tam thoại (có ba chủ thể giao tiếp khác nhau), những phát ngôn nghi vấn không có cấu trúc hỏi, các yếu tố cận ngôn (ngôn điệu), các yếu tố ngoại ngôn (cử chỉ, động tác, nét mặt .).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...