Tiến Sĩ Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 4
    1.1 Tổng quan về đột quỵ 4
    1.2 Tổng quan về nhồi máu não . 5
    1.3 Tưới máu não và tuần hoàn bàng hệ . 10
    1.4 Tổng quan về tắc động mạch cảnh trong 14
    1.5 Các yếu t
    ố tiên lượng nhồi máu não 34
    1.5 Các nghiên cứu liên quan tiên lượg nhồi máu não tắc động mạch cảnh
    trong 36
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 39
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 39
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 40
    2.3 Đạo đức trong nghiên cứu . 53
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu
    55 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 55
    3.2 Đặc điểm tuần hoàn bàng hệ và tổn thương nhồi máu não trên hình
    ảnh học 62
    3.3 Kết cục lâm sàng 73
    3.4 Phân tích các yếu tố tiên lượng 77
    Chương 4. Bàn luận 90
    4.1 Đặc điểm chung 90
    4.2 Đặc điểm tuần hoàn bàng hệ và tổn thương nhồi máu não 98
    4.3 Kết cục lâm sàng 105
    4.4 Phân tích các yếu tố tiên lượng . 114
    Kết luận 129
    Kiến nghị 132
    Danh mụ
    c các công trình nghiên cứu của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục A Phiếu thu thập dữ liệu
    Phụ lục B Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu
    Phụ lục C Thang điểm NIHSS
    Phụ lục D Thang điểm Rankin sửa đổi
    Phụ lục E Thang điểm hôn mê Glasgow
    Phụ lục F Phác đồ điều trị đột quỵ thiếu máu não tại bệnh viện Chợ Rẫy
    Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Thiếu máu não là một thể bệnh phổ biến nhất của đột quỵ [97]. Mặc dù tử vong của
    nhóm này không cao bằng xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện, nhưng do
    tần suất mắc bệnh cao nhất cộng với một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân có kết cục mất chức
    năng, mất sức lao động nặng nề, nên đây là một thể bệnh đ
    áng được quan tâm đặc
    biệt. Hơn nữa, so với xuất huyết não thì đột quỵ thiếu máu não là dạng bệnh có nhiều
    khả năng được can thiệp điều trị hơn, với nhiều phương pháp can thiệp cả cấp cứu
    lẫn trì hoãn, cả điều trị lẫn phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát đã được nghiên
    cứu và áp dụng thực tế, đạt được nhiều kết quả khả quan.
    Tắc động mạch cảnh trong có triệu chứng là một thể đặc biệt trong các nguyên nhân
    gây nhồi máu não. Bệnh cảnh lâm sàng của tắc động mạch cảnh trong có thể rất nặng
    nề nếu hệ thống bàng hệ không hoạt động tốt, dẫn tới tử vong hoặc phế tật nặng
    [54],[61],[128]. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp chỉ có đột quỵ ở mức độ
    trung bình, nhẹ, ở dạng thiếu máu não thoáng qua hoặc thậm chí không có triệu chứng
    [109]. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là kết cục cụ thể của các bệnh nhân nhồi máu não tắc
    động mạch cảnh trong nặng nhẹ như thế nào? Và yếu tố nào ảnh hưởng đến các kết
    cục đó?
    Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết cục chính là tình trạng tưới máu bàng hệ.
    Nếu bàng hệ rất tốt thì tắc động mạch cảnh có thể không có triệu chứng lâm sàng.
    Ngược lại bàng hệ không đầy đủ thì bệnh nhân sẽ bị nhồi máu rất nặng nề. Để cải
    thiện tưới máu bàng hệ cho các bệnh nhân tắc động mạch cảnh trong, người ta đã
    nghiên cứu nhiều phương pháp can thiệp và phẫu thuật như can thiệp nội mạch tái
    thông và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu
    động mạch cảnh ngoài-cảnh trong, hoặc phẫu
    thuật bóc nội mạc động mạch cảnh trong đối bên Tuy nhiên, can thiệp nội mạch
    chỉ mới có những tín hiệu ban đầu về độ an toàn qua các nghiên cứu cỡ mẫu nhỏ
    [75],[123], trong khi đó phẫu thuật bắc cầu động mạch cảnh ngoài-cảnh trong cho
    một kết quả đáng thất vọng qua một nghiên cứu lớn, kết quả là phẫu thuậ



    t này đã không được khuyến cáo thường quy cho các bệnh nhân này [51]. Để cải thiện tình
    hình, một hướng được đặt ra là chọn lựa các bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao để
    thực hiện phẫu thuật bắc cầu này, với phương tiện được dùng để chọn lựa bệnh nhân
    là chụp cắt lớp phát positron (PET) [47],[64], với các kết quả bước đầu khả quan. Tuy
    nhiên tương quan chi phí – hiệu quả của phương pháp này còn là vấn đề cần khảo sát
    và cân nhắc. Một câu hỏi nữa đặt ra ở đây là có các yếu tố nào khác, thông dụng và
    rẻ tiền hơn sử dụng PET, có thể giúp chọn lựa bệnh nhân nguy cơ cao hay không?
    Xét về hiệu quả điều trị, dĩ nhiên phương pháp hiệu quả nhất được kỳ vọng là phải
    tái thông ngay cho các bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong từ giai
    đoạn tối cấp, cụ thể là dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch hoặc can thiệp lấy
    huyết khối bằng dụng cụ cơ học, hoặc phối hợp cả hai, dù bằng chứng khoa học cho
    riêng nhóm bệnh nhân đặc biệt này vẫn còn rất nghèo nàn [75],[93],[122]. Đây là
    hướng nghiên cứu rất quan trọng tuy nhiên không phải mục tiêu cho nghiên cứu của
    chúng tôi ở thời điểm hiện tại, chủ yếu vì tình hình thực tế các bệnh nhân này đến
    bệnh viện chúng tôi không phải trong giai đoạn tối cấp.
    Tại Việt Nam hiện tại chưa có công trình nào khảo sát nhóm bệnh nhân đặc biệt này
    được công bố. Do đó cần thiết phải có một nghiên cứu khảo sát một cách hệ thống
    các đặc điểm bệnh, từ lâm sàng, mức độ tổn thương trên hình ảnh học, thực trạng tuần
    hoàn bàng hệ, đến kết cục của bệnh vớ
    i điều trị nội khoa, cũng như tìm các yếu tố có
    thể tiên đoán được các kết cục này. Nếu bệnh cảnh thực sự nặng nề, việc xúc tiến các
    nghiên cứu và ứng dụng thực tế can thiệp tái thông khẩn là cấp thiết để cải thiện kết
    cục sống và hồi phục chức năng. Đồng thời nếu tìm được các yếu tố tiên đoán kết cục sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong điều trị và chọn lựa những bệnh nhân nguy cơ
    cao để đưa vào nghiên cứu can thiệp tích cực như phẫu thuật bắc cầu để giảm thiểu
    tái phát.
    Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố tiên lượng
    của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong, với các mục tiêu sau:
     
Đang tải...