Luận Văn Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại việt nam du lịch của du khách nước ngoài

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại việt nam du lịch của du khách nước ngoài



    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nguồn thu nhập lớn cho Việt Nam. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá, Việt Nam rất có tiềm năng du lịch. Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm rất lớn. Nhưng chỉ khoảng 30% trong số họ quay trở lại du lịch nước ta. Câu hỏi được đưa ra là “Tại sao du khách “một đi không trở lại”?”. Chúng ta cần làm gì để cải thiện tình hình này.
    Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại Việt Nam du lịch của du khách nước ngồi và xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đó đối với du khách. Qua đó cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng của ngành du lịch Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy việc cần thiết phải cải thiện du lịch Việt Nam để thu hút nhiều hơn nữa du khách đến và quay trở lại Việt Nam.
    Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên tác giả chỉ tiến hành khảo sát các du khách ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai nếu có điều kiện mở rộng phạm vi, đi sâu vào khảo sát du khách ở các vùng lân cận với số lượng mẫu lớn hơn, nghiên cứu sẽ đưa ra được các nhận định tổng quan và chính xác hơn.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH HÌNH VẼ iii
    DANH SÁCH BẢNG BIỂU iii

    CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 3
    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 3
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.5.1 Mô hình nghiên cứu 3
    1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 3

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    2.1 LÝ THUYẾT HÀNH VI MUA 3
    2.1.1 Nhận biết nhu cầu 3
    2.1.2 Tìm kiếm thông tin 3
    2.1.3 Đánh giá các phương án 3
    2.1.4 Quyết định mua 3
    2.1.5 Hành vi sau khi mua 3
    2.2 LÝ THUYẾT LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG 3
    2.2.1 Hình ảnh (Image) 3
    2.2.2 Sự thỏa mãn của khách hàng (Satisfaction) 3
    2.2.3 Sự trung thành (Loyalty) 3
    2.3 CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING 3
    2.3.1 Thang đo danh xưng 3
    2.3.2 Thang đo thứ tự 3
    2.3.3 Thang đo Likert (thang đo khoảng) 3
    2.3.4 Thang đo tỷ lệ 3
    2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 3
    2.4.1 Khung khổ chọn mẫu 3
    2.4.2 Chọn mẫu xác suất và phi xác suất 3
    2.5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3
    2.5.1 Phân tích đơn biến 3
    2.5.2 Phân tích nhị biến 3
    2.5.3 Phân tích đa biến 3

    CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 3
    3.1 TÌNH HÌNH DU LỊCH THẾ GIỚI 3
    3.2 THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 3
    3.3 MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VIỆT NAM 3
    3.3.1 Yếu tố Chính trị 3
    3.3.2 Yếu tố Văn hóa xã hội 3
    3.3.3 Yếu tố Dân số 3
    3.3.4 Yếu tố Tự nhiên 3
    3.3.5 Yếu tố Công nghệ 3
    3.3.6 Du khách 3
    3.3.7 Công ty lữ hành 3
    3.3.8 Nhà hàng, khách sạn 3
    3.3.9 Địa điểm tham quan 3
    3.3.10 Giao thông vận tải 3
    3.4 TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGỒI ĐẾN VIỆT NAM 3

    CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
    3
    4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    4.1.1 Nghiên cứu bàn giấy 3
    4.1.2 Nghiên cứu định tính 3
    4.1.3 Nghiên cứu định lượng 3
    4.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3
    4.3 NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN 3
    4.3.1 Nhu cầu thông tin 3
    4.3.2 Nguồn thông tin 3
    4.4 THIẾT KẾ MẪU 3
    4.4.1 Tổng thể nghiên cứu (Population) 3
    4.4.2 Đơn vị điều tra 3
    4.4.3 Khung chọn mẫu (Sampling frame) 3
    4.4.4 Phương pháp chọn mẫu 3
    4.4.5 Xác định cỡ mẫu (sample size) 3
    4.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN 3
    4.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp 3
    4.5.2 Thu thập thông tin sơ cấp 3
    4.6 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3
    4.6.1 Mô tả mẫu 3
    4.6.2 Phân tích biến đơn 3
    4.6.3 Phân tích mối quan hệ giữa các biến 3

    CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
    3
    5.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU 3
    5.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐƠN 3
    5.2.1 Các yếu tố nhân khẩu học 3
    5.2.2 Mục đích đến Việt Nam du lịch của du khách quốc tế 3
    5.2.3 Việt Nam được biết đến qua các kênh thông tin 3
    5.2.4 Các yếu tố thu hút du khách đến Việt Nam 3
    5.2.5 Mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại du lịch của du khách 3
    5.2.6 Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Việt Nam 3
    5.2.7 Dự định quay trở lại Việt Nam 3
    5.3 PHÂN TÍCH ANOVA 3
    5.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 3

    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    3
    6.1 KẾT LUẬN 3
    6.2 KIẾN NGHỊ 3
    6.2.1 Vấn đề an ninh xã hội 3
    6.2.2 Hồn thiện và phát triển hệ thống giao thông đô thị 3
    6.2.3 Vấn đề vệ sinh – môi trường 3
    6.2.4 Hồn thiện và xây dựng các dịch vụ vui chơi, giải trí 3
    6.2.5 Tuyên truyền, nâng cao văn hóa du lịch của người dân 3
    6.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 3
    6.4 KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 3
    PHỤ LỤC 3
    PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI 3
    PHỤ LỤC 2: MÃ HÓA BẢNG CÂU HỎI 3
    PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY SPSS 3
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 3



    DANH SÁCH HÌNH VẼ


    Tên hình Trang

    Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 2
    Hình 2.1 Mô hình đầy đủ hành vi mua 6
    Hình 2.2 Mô hình lòng trung thành của khách hàng đối với ngành du lịch 7
    Hình 4.1 Mô hình lòng trung thành của khách hàng đối với ngành du lịch 28
    Hình 5.1 Biểu đồ tần suất độ tuổi của khách du lịch đến Việt Nam 37
    Hình 5.2 Biểu đồ tần suất về mục địch chuyến đi của khách du lịch quốc tế 38
    Hình 5.3 Biểu đồ tần suất dự định quay trở lại Việt Nam 47



    DANH SÁCH BẢNG BIỂU


    Tên bảng Trang

    Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 25
    Bảng 4.1 Các biến diễn đạt các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại Việt Nam du lịch của du khách nước ngồi 28
    Bảng 5.1 Tần suất quốc tịch theo Châu lục 36
    Bảng 5.2 Tần suất giới tính 36
    Bảng 5.3 Tần suất độ tuổi 36
    Bảng 5.4 Tần suất mục đích chuyến đi 37
    Bảng 5.5 Tần suất các kênh thông tin mà Việt Nam được biết đến 38
    Bảng 5.6 Tần suất các yếu tố thu hút du khách đến Việt Nam lần đầu 39
    Bảng 5.7 Mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc trở lại Việt Nam du lịch 40
    Bảng 5.8 Mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại một đất nước du lịch 42
    Bảng 5.9 Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Việt Nam 44
    Bảng 5.10 Tần suất dự định quay trở lại Việt Nam 46
    Bảng 5.11 Tổng hợp kết quả kiểm định phương sai bằng nhau 47
    Bảng 5.12 Tổng hợp kết quả kiểm định trung bình bằng nhau 49
    Bảng 5.13 Tầm quan trọng và mức độ hài lòng các yếu tố của từng đối tượng du khách 50


    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU

    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

    Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nguồn thu lớn hơn 5 tỷ USD/năm cho Việt Nam. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá, hiện Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Với tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa phong phú, du lịch Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt trình độ phát triển của khu vực và thế giới.
    Từ năm 1990 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã có những thành công lớn với số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, từ 250 nghìn người năm 1990 lên 2,63 triệu lượt người trong năm 2002 và đến năm 2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,5 triệu lượt người tăng 3% so với năm 2005 (theo Số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam)
    Tuy nhiên, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, chỉ có 20.9 % du khách quốc tế quay lại tham quan Việt Nam, trong đó du khách đến Việt Nam lần thứ 3 chỉ đạt 13.84% (theo số liệu thống kê năm 2006 của Tổng cục du lịch Việt Nam, www. vietnamtourism.gov.vn).
    Nhiều nhà quản lý du lịch nước ngồi đang kinh doanh khách sạn trên địa bàn TP.HCM cho rằng, du lịch Việt Nam có tiềm năng nhưng chưa tận dụng được lợi thế của mình và tạo ra những đặc trưng khác biệt so với các quốc gia kinh doanh ngành công nghiệp không khói khác trong khu vực. Bên cạnh đó có những vấn đề khóù khăn do chính cơ quan quản lý Nhà nước đã dựng lên làm rào cản đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Các nhà kinh doanh du lịch cho rằng, nếu không thay đổi sớm hơn, thật khó để mời du khách vào Việt Nam chứ chưa nói đến việc kéo họ trở lại.
    Từ nhận định trên cho thấy việc cải thiện các họat động du lịch tại Việt Nam để thu hút khách du lịch nước ngồi quay trở lại Việt Nam là quan trọng và cần thiết, để được như vậy chúng ta cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại của du khách. Xác định được đâu là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự trở lại của du khách sẽ là cơ sở cho Tổng cục du lịch Việt Nam và các công ty lữ hành đưa ra những biện pháp cải tiến nhằm thu hút khách du lịch đến và quay trở lại Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
    KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRỞ LẠI VIỆT NAM DU LỊCH CỦA DU KHÁCH NƯỚC NGÒAI

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại Việt Nam của khách du lịch nước ngồi.
    Nhận dạng những yếu tố nào của du lịch Việt Nam mà các du khách đánh giá là quan trọng, có thể làm cho họ quay lại du lịch lần nữa.

    1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
    Việc xác định được các yếu tố này sẽ là cơ sở để Tổng cục du lịch Việt Nam cũng như các công ty du lịch có những biện pháp cải tiến để giữ chân và thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngồi đến và trở lại Việt Nam du lịch.

    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    ã Đối tượng nghiên cứu
    Do giới hạn về nguồn lực nên đề tài chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam du lịch trên địa bàn TP.HCM
    ã Thời gian nghiên cứu
    Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 17/9/2007 đến 28/12/2007

    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.5.1 Mô hình nghiên cứu

    Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu
    1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ mục tiêu của nghiên cứu và dựa trên nền tảng những cơ sở lý thuyết có liên quan, tác giả xác định được nhu cầu thông tin cần có và nguồn thông tin.
    Nhu cầu thông tin: Những kiến thức cơ bản và thực tế về tình hình du lịch Việt Nam, tình hình khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam cũng như kiến thức về các phương pháp nghiên cứu.
    Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách, báo, tạp chí, Internet
    Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua hai phương pháp thu thập sau: Phỏng vấn sơ bộ và Bảng câu hỏi khảo sát trên diện rộng.
    Phần nhu cầu thông tin, nguồn thông tin và cách thức thu thập thông tin sẽ được tác giả trình bày rõ hơn ở chương 4 - Thiết kế nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...