Luận Văn Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa cặn dầu trong ngành dầu khí Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Ngày nay, dầu khí được coi như nguồn năng lượng quan trọng nhất trong cán cân năng lượng trên thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp lớn mà sự phát triển của nó có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển chung của nền kinh tế từng quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới.

    Một vài năm gần đây, nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, do đó yêu cầu sử dụng một lượng dầu khí ngày càng lớn. Đi kèm với vấn đề trên là sự gia tăng nhanh chóng về lượng cặn dầu tạo ra trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển và tồn chứa dầu mỏ cũng như các sản phẩm của nó.

    Các nghiên cứu đã cho thấy bản chất của cặn dầu là sự kết hợp giữa tạp chất cơ học, nước, gỉ kim loại với các nhóm chất dầu, nhựa, asphanten của dầu thô và sản phẩm dầu mỏ [2].

    Trong suốt quá trình hình thành và tồn tại, cặn bẩn dầu luôn luôn liên kết chặt chẽ với bề mặt nhám kim loại của các thiết bị chứa đựng, vận chuyển và rất khó tẩy rửa [3].

    Sự tạo thành cặn dầu trong các thiết bị tồn chứa, vận chuyển không chỉ làm giảm chất lượng, mà còn thúc đẩy nhanh quá trình biến chất của dầu mỏ và các sản phẩm của nó. Do đó gây ra tổn thất không nhỏ về kinh tế và làm suy giảm đáng kể tính năng sử dụng của các sản phẩm dầu mỏ.

    Chính vì vậy việc tẩy rửa, vệ sinh các thiết bị khỏi sự tấn công của cặn dầu phải được tiến hành định kì tại các cơ sở khai thác, kinh doanh dầu mỏ. Tuy nhiên việc tách cặn dầu ra khỏi bề mặt kim loại của thiết bị là một việc không dễ và hiện nay vẫn thường được tiến hành một cách thủ công với hiệu quả rất thấp.

    Trước tình hình như vậy, trong bối cảnh bảo vệ môi trường đang và sẽ ngày càng được coi trọng, làm sao có được một phương pháp mới để loại bỏ các cặn dầu đó ra khỏi bề mặt bám dính cho phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, nhân công mà vẫn an toàn đối với người lao động và không gây hại cho môi trường xung quanh, xử lý chất thải sau quá trình tẩy là một việc làm mang tính thời sự cao.

    Xuất phát từ mục đích yêu cầu trên, công trình này nhằm chế tạo chất tẩy rửa cặn dầu trên cơ sở các loại dầu thực vật và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa cặn dầu trong thực tế.

    Các điểm mới của bản luận văn mang đến là:

    - Lần đầu tiên chế tạo thành công chất tẩy rửa từ các loại dầu thực vật khác nhau, sẵn có tại Việt Nam.

    - Khảo sát được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa, để tìm ra phương pháp tẩy rửa tối ưu.

    - Thiết lập được quy trình công nghệ tẩy rửa các loại thiết bị và phương tiện vận chuyển.

    Ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, do đó cần phải đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, việc tìm và đưa vào ứng dụng các loại chất tẩy rửa thân thiện với môi trường là một nhu cầu bức thiết không chỉ riêng với từng tổng kho, xí nghiệp, công ty mà còn là nhu cầu chung của toàn ngành xăng dầu, toàn xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...