Luận Văn Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng glucosinolate tích lũy trong rễ bất định, tìm hiểu đặc t

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt
    Tử diệp, trụ hạ diệp và cuống tử diệp của cây bông cải xanh in vitro 7 ngày tuổi
    được đưa vào môi trường MS bổ sung sucrose 30 g/l, kinetin 1.0 mg/l và NAA nồng
    độ thay đổi (1.0, 1.5, 2.0 mg/l) để kích thích tạo rễ bất định. Kết quả cho thấy tử diệp
    và trụ hạ diệp tạo rễ bất định tốt nhất trên môi trường chứa NAA 1.5 mg/l với tỉ lệ phát
    sinh rễ lần lượt là 53.33% và 60.00%, mật độ rễ/mẫu cấy tương ứng là 7.25 và 7.44
    rễ/mẫu. Cuống tử diệp có tỉ lệ phát sinh rễ bất định cao 63.33% trên môi trường có
    NAA 1.0 mg/l, tuy nhiên rễ phát sinh không nhiều (3.8 rễ/mẫu) và có nhiều mẫu tạo
    chồi. Rễ bất định từ tử diệp và trụ hạ diệp tiếp tục được cấy chuyền nhằm tăng sinh
    trước khi chuyển sang môi trường lỏng có thành phần tương tự môi trường tạo rễ. Trên
    môi trường lỏng, sau 4 tuần nuôi cấy, chỉ số tăng trưởng của rễ từ tử diệp và trụ hạ diệp là 1.021  0.104 và 1.318  0.110. Lượng glucosinolate tích lũy trong rễ qua 4
    tuần theo dõi đạt cao nhất ở tuần thứ 3 (rễ từ tử diệp đạt 0.488  0.068 mol/g và từ trụ
    hạ diệp đạt 0.430  0.022 mol/g) và không thay đổi đáng kể ở tuần thứ 4. Khi bổ
    sung acid amin (methionine, phenylalanine và tyrosine) vào môi trường lỏng với nồng
    độ 10, 20, 30 mg/l, kết quả ở tất cả các nghiệm thức đều có sự gia tăng hàm lượng
    glucosinolate trong rễ so với mẫu đối chứng và cao nhất ở nồng độ 30 mg/l. Ở rễ từ tử
    diệp, hàm lượng glucosinolate tích lũy khi bổ sung methionine, phenylalanine, tyrosine
    nồng độ 30 mg/l lần lượt là 0.770 +/- 0.051, 0.790 +/- 0.075, 0.757 +/- 0.036 micromol/g và rễ từ trụ hạ diệp là 0.844 +/- 0.069, 0.649 +/- 0.070, 0.634 +- 0.050 micromol/g.
    ---------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC ẢNH
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. Cây bông cải xanh Brassica oleracea var. italica
    2.1.1. Giới thiệu – vị trí phân loại
    2.1.2. Nguồn gốc và phân bố
    2.1.3. Đặc điểm hình thái
    2.1.4. Thành phần hóa học bông cải xanh
    2.1.5. Công dụng của bông cải xanh
    2.1.6. Nhân giống bông cải xanh nhờ phương pháp nuôi cấy mô
    2.2. Glucosinolate
    2.2.1. Giới thiệu và cấu trúc hóa học
    2.2.2. Phân loại
    2.2.3. Sinh tổng hợp glucosinolate
    2.2.4. Thủy phân glucosinolate
    2.2.5. Vai trò của glucosinolate thông qua các isothiocyanate
    2.2.6. Các phương pháp trích ly và định lượng glucosinolate
    2.3. Nuôi cấy rễ bất định thu nhận hợp chất thứ cấp (HCTC)
    2.3.1. Rễ bất định
    2.3.2. Nuôi cấy rễ bất định thu nhận HCTC
    2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo rễ bất định in vitro
    2.3.4. Phương pháp làm tăng sản lượng HCTC trong nuôi cấy rễ bất định
    CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Vật liệu
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    3.2.1. Giai đoạn 1: Tạo cây mầm in vitro
    3.2.2. Giai đoạn 2: Tạo rễ bất định
    3.2.3. Giai đoạn 3: Cảm ứng sinh tổng hợp glucosinolate
    3.2.4. Giai đoạn 4: Trích ly và định lượng glucosinolate
    3.2.5. Phương pháp xử lý kết quả
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Kết quả
    4.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng và
    nguồn gốc mẫu cấy đến khả năng tạo rễ bất định
    4.1.2. Thí nghiệm 2: khảo sát sự tăng trưởng của rễ bất định và sự tích lũy
    glucosinolate trong rễ
    4.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của các acid amin lên sự tích lũy
    glucosinolate ở rễ bất định
    4.2. Thảo luận
    4.2.1. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng và nguồn gốc mẫu cấy đến
    khả năng tạo rễ bất định
    4.2.2. Sự tăng trưởng của rễ bất định và sự tích lũy glucosinolate trong rễ
    4.2.3. Ảnh hưởng của các acid amin lên sự tích lũy glucosinolate của rễ bất định
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ------------------------------------------------------
    GVHD: TS. Lê Thị Thủy Tiên – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...