Luận Văn Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng củ cải trắng muối chua

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/3/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC
    Sản phẩm muối chua là thức ăn rất phổ biến và được ưa chuộng. Vì
    quá trình muối chua tạo acid lactic và các hợp chất ester tạo hương vị đặc
    trưng cho sản phẩm, gây cảm giác ngon miệng, giúp ổn định hệ vi sinh vật
    đường ruột, ngừa rối loạn và tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu. Với
    mục đích chế biến sản phẩm cải củ trắng muối chua có chất lượng ổn định,
    tính cảm quan cao và bảo quản được lâu dài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
    các yếu tố chính ở các công đoạn có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cải
    củ trắng muối chua như sau:
    - Khảo sát nhiệt độ chần, thời gian chần và nồng độ CaCl2 đến chất
    lượng sản phẩm.
    - Khảo sát nồng độ muối, hàm lượng đường và lượng vi khuẩn lactic
    sử dụng đến chất lượng sản phẩm.
    - Khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến chất lượng và bảo
    quản sản phẩm.
    Sau thời gian tiến hành thí nghiệm, kết quả thu được như sau:
    - Qua khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian chần và nồng
    độ CaCl2 sử dụng trong nước chần, cho thấy sản phẩm có giá trị cảm quan
    cao và hàm lượng acid lactic sinh ra trong sản phẩm cao là ở nhiệt độ chần
    800C, thời gian chần 1 phút với nồng độ CaCl2 trong nước chần là 0,1%.
    - Ở nồng độ muối 5%, hàm lượng đường 2% và lượng vi khuẩn lactic
    sử dụng là 0,5% sẽ cho sản phẩm có mùi vị đặc trưng, vị chua mặn hài hoà.
    - Qua khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng cho thấy để sản
    phẩm giữ được giá trị cảm quan cao, độ acid ổn định trong suốt 3 tuần bảo
    quản thì nhiệt độ thanh trùng là 1000C, thời gian giữ nhiệt là 4 phút.
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    CẢM TẠ
    TÓM LƯỢC
    MỤC LỤC
    DANH SÁCH BẢNG
    DANH SÁCH HÌNH
    Chương 1 GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề
    1.2. Mục đích
    Chương 2 LƯỢC THẢO TÀI LIỆU
    2.1. Nguyên liệu
    2.1.1. Củ cải trắng
    2.1.2. Rau gia vị
    2.1.3. Muối
    2.1.4. Đường
    2.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình lên men lactic trong muối chua
    2.2.1. Phương pháp muối chua truyền thống
    2.2.2. Sơ lược về quá trình lên men
    2.2.3. Các giai đoạn của quá trình lên men
    2.2.4. Các dạng của quá trình lên men lactic
    2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic
    2.3. Vi sinh vật lên men lactic trong muối chua
    2.3.1. Vi khuẩn
    2.3.2. Nấm men
    2.3.3. Nấm mốc
    2.4. Một số dạng hư hỏng thường gặp trong rau muối chua
    2.4.1. Dưa bị sẫm màu
    2.4.2. Dưa bị trương rỗng ruột
    2.4.3. Dưa bị nhăn nheo
    2.4.4. Dưa bị mềm
    2.4.5. Dưa bị thối
    2.4.6. Dưa bị nhớt
    2.4.7. Nước dưa có lớp váng
    2.4.8. Sản phẩm có hương vị lạ, khó chịu
    2.5. Các phương pháp bảo quản rau muối chua
    2.5.1. Bảo quản lạnh
    2.5.2. Bảo quản bằng cách thanh trùng
    2.5.3. Bảo quản bằng cách dùng hoá chất
    2.5.4. Bảo quản bằng biện pháp kết hợp
    Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU
    3.1. Phương tiện nghiên cứu
    3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
    3.1.2. Thời gian thực hiện
    3.1.3. Nguyên liệu
    3.1.4. Thiết bị sử dụng
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    3.2.1. Bố trí thí nghiệm
    3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thống kê
    Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian
    chần và nồng độ CaCl2 sử dụng trong quá trình chần đến chất
    lượng sản phẩm
    4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối, hàm lượng
    đường và lượng vi khuẩn lactic sử dụng đến chất lượng sản phẩm
    4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến chất
    lượng sản phẩm
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Đề nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...