Tiểu Luận khảo sát các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: khảo sát các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975​
    Information
    I. PHẦN MỞ ĐẦU
    Đứng về mặt tư duy thể loại mà xét, giọng điệu trong thơ khác với giọng điệu trong tiểu thuyết. Nếu thơ ca là tiếng nói “độc bạch” thì tiếng nói trong văn xuôi đa dạng hơn. Đó là thứ giọng điệu mà theo G.N Pospelov, mang tính khách quan, lạnh lùng. Bản chất của thể loại tự sự đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn tỉnh táo hơn về đời sống chứ không quá nghiêng về “tự thuật tâm trạng” như thể trữ tình. Tìm hiểu giọng điệu văn xuôi, nhất là tiểu thuyết, cần chú ý giọng điệu của người trần thuật và giọng điệu nhân vật. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết sử thi Việt Nam giai đoạn 1945-1975, đa phần các nhà nghiên cứu đều nhất trí coi tiểu thuyết giai đoạn này là loại tiểu thuyết đơn thanh. Tư duy nghệ thuật sử thi đã chi phối một cách sâu sắc đến cách tổ chức và thể hiện giọng điệu của các nhà văn. Cảm hứng hùng ca của thời đại gắn chặt và thống nhất với giọng điệu chủ đạo của tiểu thuyết sử thi 1945-1975. Trong phạm vi bài viết, bước đầu em xin được khảo sát các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975.

    II. PHẦN NỘI DUNG
    Là tiểu thuyết đơn thanh nên trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam giai đoạn 1945-1975 không có hiện tượng nhiều bè như trong tiểu thuyết đa thanh mà chỉ có các sắc điệu làm nổi bật chủ âm của thời đại. Nói cách khác , bên cạnh giọng điệu chính vẫn có những giọng điệu khác nhưng các giọng này không bình đẳng, không mang tính đối thoại mà chủ yếu bổ sung cho nhau, “làm đẹp” nhau và tôn thêm giọng điệu chủ yếu là giọng điệu hùng ca.
    Vì giữa giọng điệu người trần thuật và nhân vật có sự thống nhất nên trong tiểu thuyết sử thi 1945-1975 rất ít giọng điệu giễu nhại. Ngôn ngữ suồng sã cũng theo đó trở nên “hiếm hoi”. Thực ra trong tiểu thuyết sử thi vẫn có “đất” cho ngôn ngữ thông tục (chủ yếu được thể hiện qua lời nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...