ĐỀ TÀI: Khảo sát các phương tiện truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (từ 1921- 1930) Phụ lục: trang I. Giai đoạn từ 1921- 1923: thời kỳ ở Paris- sự khởi đầu của một quá tŕnh 2 1. Phương tiện tuyên truyền báo chí . 3 2. Sách và các tuyên truyền khác . 5 II. Giai đoạn 1923- 1924: thời kỳ Matxcơva . 6 1. Phương tiện tuyên truyền báo chí . 7 2. Phương tiện tuyên truyền khác 8 III. Giai đoạn 1923- 1929: thời kỳ Quảng châu- Đông Bắc Xiêm 10 1. Thời ḱ Quảng châu 10 1.1. Thành lập tổ chức chính trị 10 1.2. Xuất bản báo chí 11 1.3. phương tiện tuyên truyền sách . 13 1.4. Huấn luyện những người tuyên truyền , những người tổ chức 13 2. Thời kỳ Đông Bắc Xiêm 15 III. Kết luận . 16 Khảo sát các phương tiện truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (từ 1921- 1930) Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi t́m đường cứu nước. Sau một thời gian bôn ba nhiều nơi trên thế giới, đến 1920 Người t́m thấ con đường cứu nước cho dân tộc ḿnh. Ngay sau đó, từ 1921 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc đă xúc tiến hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin liên tục về nước, cho đến khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đă đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta. Sự truyền bá tưởng cách mạng vô sản của Người “không phải là một hiện tượng nhất thời tự phát, mà là một quá tŕnh không đứt đoạn từ thấp đến cao, có chủ đích”(1) . Các chặng đó thể hiện như sau: + Chặng 1921- 1923: không gian truyền bá diễn ra ở pháp, đây là thời kỳ mở đầu cho một quá tŕnh. + Chặng 1923- 1924: hoạt động ở Matsxxcơva, ở đây đặt trụ sở của Quốc tế cộng sản. Là thời đoạn kế thừa kết quả của chặng trước, và cũng là thời đoạn h́nh thành những nét lớn trong đường lối cách mạng nước ta. + Chặng 1924- 1929: đây là thời đoạn cuối cùng thừa hương kết quả của hai giai đoạn trước đó. Chặng này diễn ra trên hai địa bàn là Quảng châu và Đông Bắc Xiêm. Ba chặng đó tương ứng với ba thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trên 4 địa bàn khác nhau. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mỗi chặng mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện truyền bá khác nhau và kết quả đật được cũng khác nhau. Các chặng đó đặt trong một quá tŕnh kế tiếp nhau về mặt thời gian nên nó có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Chặng trước là tiền đề cho chặng sau, và chặng sau là kết quả của chặng trước đó. Ở đây, việc khảo sát các phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin cũng được chia theo ba chặng như trên để thấy rơ được quá tŕnh liên tiếp từ thấp đến cao của các phương tiện truyền bá. I. Giai đoạn từ 1921-1923: thời kỳ ở Paris- sự khởi đầu của một quá tŕnh. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin thích hợp. Và mỗi thời kỳ th́ nôi dung tư tưởng truyền cũng ở những cấp độ khác nhau để có thể đến được với đối tượng tiếp nhận. Trong giai đoạn đấu này người sử dụng phương tiện truyền bá chủ yếu là báo chí và sách. 1. Phương tiện truyền bá báo chí Đây là phương tiện truyền bá hữu hiệu. Mở đầu cho việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc bằng báo chí là bài “Đông Dương” đăng trên “Tạp chí Cộng Sản” số 14 (tháng 4 năm 1921). Trong bài viết đó, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đă tŕnh bày những điều kiện thuận lợi của Châu Á nói chung và Đông Dươmg nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng XHCN. Từ những bằng chứng cụ thể từ trong lịch sử Châu Á và Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đă khẳng định rằng chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở Châu Á cũng như ở Đông Dương. Như vậy, nếu như trong đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc mới kêu gọi “Đảng phải tuyên truyền CNXH trong tất cả các nước thuộc địa”, th́ đến những bài đăng trên tạp chí cộng sản năm 1921 Người đă chỉ ra một cách cụ thể và chíng xác những điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng CNXH ở Châu Á và Đông Dương. “Đó chính là sự khởi đầu cho úa tŕnh truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc đă tiến hành một cách kiên tŕ có phương pháp cho nhiều năm sau”(1). Từ đó, Nguyễn Ái Quốc tiến hành nhưng cuộc vận động trong đội ngũ những người cộng sản Pháp và những người yêu nước của những dân tộc thuộc địa sống ở Paris ủng hộ phương hướng hoạt động của ḿnh. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc được triển khai theo hai hướng chính: sử dụng các phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị cánh tả Pháp và tạo ra những phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị mới của chính các dân tộc bị nô dịch. Ở hướng đầu, Nguyễn Ái Quốc đă chính thức đặt vấn đề đó một cách công khai tại đại hội I Đảng cộng sản Pháp họp ở Mác xây. Trong dự thảo báo cáo của tiểu ban Đông Dương trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đă nhấn mạnh công tác tuyên truyền được thực hiện bằng cách: xuất bản báo chí Pháp; dùng các diễn đàn các đại hội đảng, diễn đàn các nghị viện; bằng các buổi nói chuyện; bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng và tŕnh độ giáo dục và văn minh của người bản xứ các thuộc địa. Theo tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục duy tŕ mối quan hệ đă có từ trước với báo chí cánh tả Pháp, đặc biệt là những tờ báo những tạp chí có lập trường dứt khoát theo đường lối Quốc Tế Cộng Sản. Cũng từ thời kỳ này, người hầu như đoạn tuyệt với những tờ báo đă chuyển sang lập trường chính trị khác. Người tập chung vào những bài viết của ḿnh cho hai tờ báo có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong công nhân và những người lao động Pháp và hải ngoại là tờ L’Humanite(nhân đạo) và La vieuovriere (đời sống công nhân). Từ 1921 đến hết tháng 2 năm 1923 có ít nhất trên 20 bài của Nguyễn Ái Quốc đăng trên 2 tờ báo trên và một bài cho tờ Journal du peuple số ra ngày 9 tháng 8 năm 1922. Nguyễn Ái Quốc không dừng lại ở việc sử dụng báo chí cánh tả phá bởi Người ư thức được đối tượng phục vụ của các báo chí đó. Trong khi đó đối tượng tuyen truyền cách mạng của ḿnh là nhân dân bị áp bức các dân tọc thuộc địa của Pháp. Ư thức đó đă dẫn Người đi t́m cho ḿnh một phương tiện của riêng ḿnh, lấy những người bị áp bức bóc lột ở các thuộc địa làm đối tượng chủ yếu. Nhưng để có một phương tiện riêng th́ cần phải xây dựng được một tổ chức chính trị làm nền tảng cho nó.