Báo Cáo Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực dự án thuỷ điện trung sơn, tỉnh thanh hoá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ” 1. Tổng quan dự án 1.1. Giới thiệu Gói thầu MT-04: “Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực Dự án thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá”, được thực hiện bởi nhóm tư vấn Viện Khảo cổ học, là một thành phần của Dự án thuỷ điện Trung Sơn thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (PHRD grant) cho chuẩn bị dự án "Phát triển nguồn điện Việt Nam”. Dự án thuỷ điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu bao gồm cả phát điện và chống lũ, cũng như việc điều hoà lưu lượng nước ở khu vực sông Mã vào mùa khô. Chân đập được xây dựng cách biên giới Việt Lào về phía hạ lưu sông Mã 25km, thuộc địa phận bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, dòng chảy sau đập đi trong địa phận Việt Nam. Một đập bê tông cao 88m, chiều dài đỉnh đập là 353m tạo nên một hồ chứa có dung tích 112 triệu m2 với diện tích bề mặt khoảng 13,13km2 để phục vụ cho việc phát điện của 4 tổ máy với tổng công suất là 250MW. Ở giai đoạn điều tra khảo sát chuẩn bị đầu tư, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 (PECC4) đã tiến hành lập dự thảo báo cáo tác động môi trường (EA) cho dự án. Sau khi xem xét, nghiên cứu bản dự thảo trên, Ban QLDA Trung Sơn đã có một số đề xuất bổ xung để hoàn thiện thêm, trong đó có vấn đề khảo sát các nguồn văn hoá vật thể. Trên cơ sở đó, ngày 18/4/2008 BQL Dự án Trung Sơn đã ký kết với Viện Khảo cổ học Việt Nam Hợp đồng dịch vụ tư vấn về vấn đề “Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn”. Báo cáo này được nhóm tư vấn thực hiện với mục đích giải quyết những khía cạnh về Tài nguyên Văn hoá Vật thể (PCR) trong Báo cáo Đánh giá Môi trường (EA) của Dự án Thuỷ điện Trung Sơn.

    Mục lục
    1.
    Tổng quan dự án
    1.1.
    Giới thiệu
    1.2.
    Môi trường pháp lý
    1.3.
    Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và phương thức tiến hành
    1.4.
    Khu vực khảo sát và các bước tiến hành
    1.5.
    Kế hoạch triển khai
    2.
    Kết quả điều tra khảo sát
    2.1.
    Vị trí địa lý, địa chất và cảnh quan môi trường
    2.2.
    Điều tra khảo sát vùng chân đập
    2.3.
    Tổng quan về các di tích, di vật đã phát hiện
    3.
    Nhóm di tích, di vật nằm trong vùng lòng hồ
    3.1.
    Di tích khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử
    Di tích Bản Nàng 1
    3.2.
    Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử
    Khu mộ Huổi Pa
    3.3.
    Sưu tập hiện vật trong vùng lòng hồ
    3.3.1.
    Sưu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử
    3.3.2.
    Sưu tập hiện vật giai đoạn lịch sử
    3.4.
    Các di tích mang tính chất thiêng liêng của nhóm tộc người (Khiêng sằn)
    3.4.1.
    Khiêng sằn của bản Ta Bán
    3.4.2.
    Khiêng sằn của bản Nàng 1
    3.4.3.
    Khiêng sằn của bản Tài Chánh
    4.
    Nhóm di tích nằm ngoài vùng lòng hồ
    4.1.
    Di tích khảo cổ học giai đoạn tiền sơ sử
    Di tích thời đại đá mới Hang Cú
    4.2.
    Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử
    4.2.1.
    Khu mộ Mái đá Nàng Chanh
    4.2.2.
    Khu mộ Tiên Tẳng
    4.2.3.
    Viên đá có chữ
    5.
    Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể
    5.1.
    Đánh giá về khu vực công tác
    5.2.
    Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể trong khu vực công tác
    5.2.1.
    Các địa điểm khảo cổ học
    5.2.1.1.
    Di tích thời đại đá cũ Bản Nàng 1
    5.2.1.2.
    Khu mộ Huổi Pa
    5.2.2.
    Nhóm di vật thu được từ đợt công tác
    5.2.3.
    Các khu vực mang tính thiêng liêng của nhóm tộc người
    5.3.
    Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể nằm ngoài khu vực công tác
    6.
    Những vấn đề khi tiếp tục triển khai nghiên cứu xử lý các di tích trong khu vực công tác
    3
    6.1.
    Xác định địa điểm cần được khai quật di dời
    6.2.
    Vấn đề chủ đầu tư cho công tác khai quật nghiên cứu
    6.3.
    Những thủ tục pháp lý
    6.4.
    Công tác bảo vệ và bảo quản di tích, di vật
    6.5.
    Công tác khai quật di dời di tích
    6.6.
    Dự kiến danh sách thành viên nhóm tư vấn
    6.7.
    Dự kiến thời gian thực hiện
    6.8.
    Vấn đề kinh phí
    6.9.
    Xử lý di tích, di vật phát lộ trong quá trình thi công công trình
    7.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...