Báo Cáo Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực dự án thuỷ điện trung sơn, tỉnh thanh hoá

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    1. Tổng quan dự án
    1.1. Giới thiệu
    1.2. Môi trường pháp lý
    1.3. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và phương thức tiến hành
    1.4. Khu vực khảo sát và các bước tiến hành
    1.5. Kế hoạch triển khai
    2. Kết quả điều tra khảo sát
    2.1. Vị trí địa lý, địa chất và cảnh quan môi trường
    2.2. Điều tra khảo sát vùng chân đập
    2.3. Tổng quan về các di tích, di vật đã phát hiện
    3. Nhóm di tích, di vật nằm trong vùng lòng hồ
    3.1. Di tích khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử
    Di tích Bản Nàng 1
    3.2. Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử
    Khu mộ Huổi Pa
    3.3. Sưu tập hiện vật trong vùng lòng hồ
    3.3.1. Sưu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử
    3.3.2. Sưu tập hiện vật giai đoạn lịch sử
    3.4. Các di tích mang tính chất thiêng liêng của nhóm tộc người
    (Khiêng sằn)
    3.4.1. Khiêng sằn của bản Ta Bán
    3.4.2. Khiêng sằn của bản Nàng 1
    3.4.3. Khiêng sằn của bản Tài Chánh
    4. Nhóm di tích nằm ngoài vùng lòng hồ
    4.1. Di tích khảo cổ học giai đoạn tiền sơ sử
    Di tích thời đại đá mới Hang Cú
    4.2. Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử
    4.2.1. Khu mộ Mái đá Nàng Chanh
    4.2.2. Khu mộ Tiên Tẳng
    4.2.3. Viên đá có chữ
    5. Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật
    thể
    5.1. Đánh giá về khu vực công tác
    5.2. Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật
    thể trong khu vực công tác
    5.2.1. Các địa điểm khảo cổ học
    5.2.1.1. Di tích thời đại đá cũ Bản Nàng 1
    5.2.1.2. Khu mộ Huổi Pa
    5.2.2. Nhóm di vật thu được từ đợt công tác
    5.2.3. Các khu vực mang tính thiêng liêng của nhóm tộc người
    5.3. Đề xuất phương hướng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật
    thể nằm ngoài khu vực công tác
    6. Những vấn đề khi tiếp tục triển khai nghiên cứu xử lý các di
    tích trong khu vực công tác
    3
    6.1. Xác định địa điểm cần được khai quật di dời
    6.2. Vấn đề chủ đầu tư cho công tác khai quật nghiên cứu
    6.3. Những thủ tục pháp lý
    6.4. Công tác bảo vệ và bảo quản di tích, di vật
    6.5. Công tác khai quật di dời di tích
    6.6. Dự kiến danh sách thành viên nhóm tư vấn
    6.7. Dự kiến thời gian thực hiện
    6.8. Vấn đề kinh phí
    6.9. Xử lý di tích, di vật phát lộ trong quá trình thi công công trình
    7. Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    BÁO CÁO
    “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC
    DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ”
    1. Tổng quan dự án
    1.1. Giới thiệu
    Gói thầu MT-04: “Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực Dự án
    thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá”, được thực hiện bởi nhóm tư vấn Viện Khảo
    cổ học, là một thành phần của Dự án thuỷ điện Trung Sơn thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ
    thuật (PHRD grant) cho chuẩn bị dự án "Phát triển nguồn điện Việt Nam”.
    Dự án thuỷ điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu bao gồm cả phát điện
    và chống lũ, cũng như việc điều hoà lưu lượng nước ở khu vực sông Mã vào mùa
    khô. Chân đập được xây dựng cách biên giới Việt Lào về phía hạ lưu sông Mã
    25km, thuộc địa phận bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá,
    dòng chảy sau đập đi trong địa phận Việt Nam. Một đập bê tông cao 88m, chiều dài
    đỉnh đập là 353m tạo nên một hồ chứa có dung tích 112 triệu m
    2
    với diện tích bề
    mặt khoảng 13,13km
    2
    để phục vụ cho việc phát điện của 4 tổ máy với tổng công
    suất là 250MW.
    Ở giai đoạn điều tra khảo sát chuẩn bị đầu tư, Công ty Tư vấn Xây dựng
    Điện 4 (PECC4) đã tiến hành lập dự thảo báo cáo tác động môi trường (EA) cho dự
    án. Sau khi xem xét, nghiên cứu bản dự thảo trên, Ban QLDA Trung Sơn đã có một
    số đề xuất bổ xung để hoàn thiện thêm, trong đó có vấn đề khảo sát các nguồn văn
    hoá vật thể. Trên cơ sở đó, ngày 18/4/2008 BQL Dự án Trung Sơn đã ký kết với
    Viện Khảo cổ học Việt Nam Hợp đồng dịch vụ tư vấn về vấn đề “Khảo sát các
    nguồn văn hoá vật thể tại khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn”.
    Báo cáo này được nhóm tư vấn thực hiện với mục đích giải quyết những khía
    cạnh về Tài nguyên Văn hoá Vật thể (PCR) trong Báo cáo Đánh giá Môi trường
    (EA) của Dự án Thuỷ điện Trung Sơn.
    1.2. Môi trường pháp lý
    Đợt điều tra, khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực Dự án thuỷ điện
    Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá được tiến hành căn cứ theo những cơ sở pháp lý sau:
    - Luật Di sản Văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam thông qua ngày 29/6/2001.
    - Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi
    tiết thi hành một số điều Luật Di sản Văn hoá.
    - Đề cương khảo sát thiết kế công trình thuỷ điện Trung Sơn giai đoạn TKCS
    do Công ty TVXD Điện 4 lập tháng 9 năm 2004, được Tổng công ty Điện lực Việt
    Nam phê duyệt tại Quyết định số 2847/QĐ-EVN-TĐ-KTDT, ngày 06/10/2004.
    - Quyết định số 635/QĐ-EVN ngày 14/4/2008 của Tổng giám đốc tập đoàn
    Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt kết quả lựa chọn gói thầu MT-04: Khảo sát
    5
    các nguồn tài nguyên văn hoá khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn - Dự án hỗ trợ kỹ
    thuật (PHRD Grant) cho chuẩn bị dự án phát triển nguồn điện Việt Nam.
    - Quyết định số 807/QĐ-KHXH ngày 10/5/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học
    Xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
    Viện Khảo cổ học.
    - Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 16/HĐTV-ATĐTS-P2 thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ
    thuật (PHRD grant) cho chuẩn bị dự án “Phát triển nguồn điện Việt Nam”, ký ngày
    18/4/2008 giữa Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn và Viện Khảo cổ học Việt Nam.
    - Các quy định và hướng dẫn của WB về văn hoá vật thể ở các Điều khoản
    tham chiếu trong Phụ lục Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 16/HĐTV-ATĐTS-P2.
    - Công văn số 683/TĐTS-P2 của Ban chuyên gia Môi trường và Xã hội
    thuộc Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn cho bản thảo Báo cáo Khảo sát các nguồn
    văn hoá vật thể khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn.
    1.3. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và phương thức tiến hành
    - Mục đích:
    Tiến hành điều tra tổng thể các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể ở khu vực
    lòng hồ, từ đó tư vấn cho Ban QLDA Thuỷ điện có đầy đủ cơ sở tiến hành xây dựng
    Nhà máy thuỷ điện Trung Sơn và góp phần bảo vệ di sản văn hoá dân tộc theo Luật
    Di sản Văn hoá của Nhà nước đã ban hành.
    Các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể được hiểu là các di sản văn hoá vật
    thểTheo Điều 4, mục 2 của Luật Di sản văn hoá: "Di sản văn hóa vật thể là sản
    phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn
    hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia".
    Công việc điều tra, khảo sát trong khu vực Dự án Thuỷ điện Trung Sơn phát
    hiện và nghiên cứu các khu vực di tích ở dạng tiềm tàng (ví dụ: các di tích, di vật
    nằm trong lòng đất ) và nghiên cứu đánh giá những di tích, di vật khảo cổ học
    xuất lộ trên mặt đất đã được hay chưa được đăng ký trong danh mục di tích Quốc
    gia và địa phương, có quan hệ với đời sống của cư dân địa phương hiện đại (ví dụ:
    các di tích đình, đền, chùa, miếu mạo, mộ táng ). Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tư
    vấn đưa ra các phương án xử lý cụ thể với từng di tích hay từng nhóm di tích, di vật
    nhằm gìn giữ một cách tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống.
    Điều tra khảo cổ học còn nhằm thu thập tư liệu ngiên cứu văn hoá lịch sử;
    thu thập hiện vật phục vụ cho việc trưng bày bảo tàng, phát huy di sản văn hoá dân
    tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội vùng Tây Thanh Hoá.
    - Nhiệm vụ:
    Nhiệm vụ chính của nhóm tư vấn là xác định ranh giới và đánh giá tác động
    của tất cả các loại hình văn hoá vật thể bao gồm những tài nguyên do con người, tự
    nhiên, đã đăng ký hay chưa đăng ký, có thể di chuyển và không di chuyển trong khu
    vực Dự án thuỷ điện Trung Sơn.
    - Phương pháp:
    Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa khảo cổ học, dân tộc
    học và văn hoá học nhằm phát hiện các di tích văn hoá lịch sử, di tích khảo cổ, thu
    thập đầy đủ các thông tin, đăng ký và xây dựng bản đồ phân bố các di tích trong khu
    vực. Trong đó phương pháp điều tra trên diện rộng và phương pháp khảo sát trọng
    điểm là cách thức để nhóm tư vấn triển khai công tác.
    6
    Tiến hành đào một số hố thám sát tại các di tích nhằm xác định quy mô, tính
    chất và niên đại của địa điểm. Kết quả đào thám sát là cơ sở để kiến nghị các
    phương án xử lý với mỗi di tích cụ thể.
    Trong quá trình làm việc, nhóm tư vấn đã có những liên hệ với chính quyền
    và cư dân địa phương để thu thập, tìm hiểu những thông tin về di tích và những hiện
    vật khảo cổ đang được bà con nhân dân ở đây lưu giữ.
    Toàn bộ các di tích, hiện vật phát hiện đều được lập phiếu đăng ký, chụp ảnh,
    đo vẽ, khảo tả và lưu hồ sơ (nằm ở phần phụ lục của Báo cáo).
    - Phương thức:
    Sử dụng các phương pháp khảo cổ học là chính, tiến hành điều tra toàn bộ
    khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn. Trong đó đặc biệt chú trọng nghiên cứu các di
    tích, di vật tiềm tàng.
    Điều tra trên diện rộng: nhóm tư vấn chia thành các nhóm nhỏ xâm nhập vào
    các bản làng thu thập các thông tin về các địa điểm có dấu tích văn hoá vật thể, các
    khu vực có tính chất thiêng liêng của bản và đi đến kiểm tra thực địa. Ở giai đoạn
    này vai trò của các già làng, trưởng bản rất quan trọng và đã có những hỗ trợ rất lớn
    cho nhóm tư vấn bởi họ là những người nắm được những địa điểm mang tính thiêng
    liêng, sự biến đổi và những sự tích liên quan đến địa điểm đó.
    Khảo sát trọng điểm: là công việc tiến hành khi đã xác định được địa điểm có
    dấu tích văn hoá vật thể ở giai đoạn khảo sát sơ bộ. Các công việc xác định vị trí di
    tích, đo vẽ lập sơ đồ, khảo tả hiện trạng và đào thám sát di tích được tiến hành.
    Những tư liệu thu thập được ở giai đoạn khảo sát này là cơ sở để nhóm tư vấn phân
    loại các loại hình di tích và đề ra các phương án xử lý cụ thể cho từng di tích.
    1.4. Khu vực khảo sát và các bước tiến hành
    Khu vực tiến hành điều tra, khảo sát theo Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án thuỷ
    điện Trung Sơn gồm:
    - Vùng thường xuyên ngập nước
    - Các trại và các trại phụ trợ
    - Các khu có bãi đất mượn và đất thải
    - Đường vào và dây chuyền vận chuyển
    - Các khu tái định cư
    - Các khu mỏ nguyên liệu .
    Như vậy khu vực tiến hành khảo sát tương ứng với địa giới hành chính của
    25 bản thuộc 5 xã, 3 huyện và 2 tỉnh. Các bản Ta Bán, bản Co Me, bản Xước, bản
    Quán Nhục thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá; bản Tài Chánh, bản Kít, bản
    Mau, bản Chiềng Nưa, bản Nàng 1, bản Muống 2 thuộc xã Mường Lý; bản Lìn, bản
    Tà Cóm, bản U, bản Cà Giáng, bản Chiềng Lý, bản Pa Búa thuộc xã Trung Lý; bản
    Poom Khuông, bản Cân, bản Kha Ni, bản Ko Đóc, bản Poom Buôi thuộc xã Tam
    Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hoá); bản Pù Lầu, bản Tà Lào Đông, bản Tà Lào
    Tây thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La).
    Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án thuỷ điện Trung Sơn được xây dựng từ trước năm
    2004, nên đến nay địa giới hành chính có một số thay đổi. Cụ thể: bản Poom Buôi
    thuộc xã Tam Chung, huyện Mường Lát đã chuyển về thị trấn Mường Lát từ cuối
    năm 2004; Bản Tà Lào Đông và bản Tà Lào Tây thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc
    Châu được cắt về xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu mới lập năm 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...