Luận Văn Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (Centella

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Từ xa xưa con người đã biết biết tận dụng nguồn thực vật phong phú trong thiên nhiên để làm dược thảo chữa các bệnh thông thường.
    Theo thời gian cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật thì dược tính của các bài thuốc từ thực vật ngày càng được chứng tỏ và càng sử dụng rộng rãi. Với tính chất dễ kiếm lại ít gây tác dụng phụ cho con người các loài thực vật trong thiên nhiên đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Trong các loài thực vật được quan tâm nghiên cứu có rau má.
    Rau má (Centella asiatica) hay còn gọi là tích tuyết thảo, thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau để làm ra các món ăn thức uống bổ mát như ép nước hoặc các loại trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè hay để chế biến thành những món ăn hằng ngày.
    Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường được dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy, giúp vết thương mau lành [4], [23].
    Theo những nghiên cứu của y học hiện đại từ những năm 1940 đã nêu ra thì rau má có chứa nhiều những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid có thể chữa được nhiều bệnh như tim mạch, các bệnh về da hay một số loại bênh ung bướu [17], [23]. Trong đó hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao [23].
    Ngoài ra, trong rau má còn còn chứa một số các hợp chất ursolic, oleanolic và boswellic acid, các triterpenes liên hệ đến asiatic acid (là chất terpene chính có trong rau má) mà các nghiên cứu về tác dụng của chúng trong vấn đề ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư cũng đã được tiến hành (Journal of Ethnopharmacology Số 48-1995)
    Mặt khác, rau má do có đặc điểm dễ trồng khả năng phát triển nhanh nên việc mở rộng diện tích và tăng năng suất tương đối lớn. Hiện nay một vài nơi trồng đại trà rau má để bán làm rau ăn, làm thuốc và nguyên liệu chế biến nước giải khát.
    Khả năng phát triển về sản lượng cùng với những lợi ích mà cây rau má có thể đem tới cho con người nói chung và các ngành khoa học nói riêng thì việc tiến hành những nghiên cứu nhằm gia tăng lợi ích sử dụng của cây rau má là hết sức cần thiết.
    Từ những vấn đề trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (Centella asiatica)” với nguồn nguyên liệu từ xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu nhận hợp chất sinh học có lợi này trong rau má với mục đích chính tìm hướng sản xuất nguyên liệu bổ sung và góp phần phát triển các loại thực phẩm chức năng sau này.


    Rau má Centella asiatica là loài rau dại mọc tương đối phổ biến ở các vùng đất nhiệt đới đặc biệt là ở Châu Á. Mỗi vùng thường có một cái tên riêng biệt như: Tích tuyết thảo (Trung Quốc), Phanok (Lào), Trachiek - kranh (Miên), và Gotu-kola (SriLanka), Pegagan (Indonesia), Takip - kohol (Philippine), hay Bua-bok (Thái Lan). Tiếng Anh gọi là Pennywort Tuy tên gọi mỗi vùng khác nhau nhưng chúng đều thuộc loài Centella asiatica và có nhiều tác dụng tốt đối với con người

    PHẦN 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    4.1. Kết luận
    Trong suốt quá trình nghiên cứu việc thu nhận asiaticoside có trong rau má chúng tôi rút ra được các kết luận về điều kiện tách chiết asiaticoside để vừa có thể đạt hiệu suất cao vừa cân đối với các yếu tố khác như sau:
    1. Thành phần hóa học của rau má ở xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế:
    Nước: 88,1%
    Đạm tổng số: 0.249%.
    Đường: 9.83%
    Lipid: 6.54%
    Khoáng tổng: 10.7%
    Xơ thô: 13,96%
    Vitamin C: 0.456%
    2. Dung môi tách chiết asiaticoside trong rau má có hiệu quả nhất là methanol. Dung môi cho hiệu quả khá và an toàn cho sản xuất thực phẩm là ethanol.
    3. Điều kiện tách chiết tốt nhất là:
    Nhiệt độ : 81[SUP]0[/SUP]C
    Thời gian: 4h
    Tỉ lệ dung môi: ethanol/ H[SUB]2[/SUB]O= 80/20
    4. Hàm lượng asiaticoside trong lá rau má là cao nhất
    4.2. Kiến nghị
    Rau má (Cetella asiatica) là một loại thảo dược có chứa nhiều hợp chất sinh học có thể chữa được nhiều bệnh cho con người nên việc nghiên cứu thu nhận các chất này không chỉ có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực y tế mà nó còn góp phần vào quá trình phát triển kinh tế cho các ngành công nghiệp nông nghiệp của nước ta. Do điều kiện không cho phép nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế.
    Để có được các kết quả nghiên cứu đảm bảo thu hồi được hàm lượng chất asiaticoside cao hơn, tinh khiết hơn, chất lượng tốt, và sản phẩm thu được có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:
    - Mở rộng nghiên cứu điều kiện tách chiết các hoạt chất khác ngoài asiaticoside một cách riêng lẻ hoặc tiến hành tách đồng thời các hoạt chất có lợi để bổ sung phát triển thực phẩm chức năng.
    - Tiến hành khảo sát thêm nhiều loại dung môi khác và mở rộng khoảng thời gian chiết.
    - Khảo sát các phương pháp chiết để tăng hiệu suất thu hồi mà vẫn giữ được tính chất của hoạt chất cần thu hồi.
    - Khảo sát hàm lượng asiaticoside trong rau má ở các độ tuổi khác nhau để có biện pháp trồng và thu hái đúng thời vụ đồng thời đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
    - Khảo sát phương pháp, điều kiện sấy để thu nhận hoạt chất asiaticoside tinh khiết ở dạng khan với hàm lượng cao nhất.
    - Khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình thu nhận asiaticoside.
    - Tiến hành nghiên cứu loại bỏ clorophyl của dịch chiết để mở rộng phạm vi bổ sung hoạt chất asiaticoside vào sản phẩm thực phẩm.
    - Nghiên cứu điều kiện bảo quản asiaticoside thu được.
    - Tiến hành nghiên cứu điều kiện bảo quản asiaticoside khi bổ sung làm thực phẩm như các sản phẩm bột dinh dưỡng các loại trà hay nước giải khát.










    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu Tiếng Việt
    1. GS.TSKH. Nguyễn Bin. “Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm”. NXB Giáo dục.
    2. Trần Hồng Hạnh, Rau má, cây rau vị thuốc, Tạp chí Sức khỏe Y học Hà Nội, tr. 5-7, 2007.
    3. PGS.TS Từ Minh Koóng, Kỹ thuật sản xuất dược phẩm - Tập 1. Trường ĐH Y dược Hà Nội, tr. 148-161, 2007.
    4. GS.TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, tr. 631-632, 2004.
    5. Christian Reichardt, “Dung môi trong hóa học hữu cơ”. NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 1983.
    6.Lê Văn Tán, “Bài giảng quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm”, Đại học Nông Lâm Huế, 2007.
    7. Viện Dược Liệu, Cây thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 1990.
    8. Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm. Trường ĐH BK Hà Nội.
    9. Chuẩn bị dung dịch cho phân tích hóa học. Nxb khoa học kĩ thuật Hà Nội, (1974).
    Tài liệu Tiếng Anh
    10. Antani JA, Kulkarni RD, Antani NJ. “Effect of abana on ventricular function in ischemic heart disease”. Jpn Heart J . Nov 1990: 829-835.
    11. Aziz ZA, davey MR, Power JB, Anthony P, Smith RM, Lowe KC “Production of asiaticoside and madecassoside in Centella asiatica in vitro and in vivo”, Biol Plant (51), pp. 34-42, 2007.
    12. Brinkhaus B, Linder M, Schuppan D, Hahn EG. “Chemical, pharma -cological and clinical profile of the East Asian medical plant Centella asiatica” . Phytomed; 7(5):427-448, 2000.
    13. Denis Randriamampionom, Billo Diallo, Francisci Rakotoniriana, Christian Rabeamanantsoa, Kiban Cheuk, Anne Marie Corbisier, “ Comperative analysis of active constituent in Centella asiatica sampsles from Madagacar: Application for ex situ conservation and clonal propagation”. Fitoterapia 78 482-489, 2007.
    14. Tae Kim, Kim M. Y, Hong M H, Ahn JC and Hwang B, “Stimulation of asiaticoside accumulation in the whole plant cultures of Centella asiatica (L.) Urban by elicitors.” Plant Cell Rep (6), pp. 67, 2003.
    15. I. Mook-Jung, et al.; J. Neurosci.Mook-Jung, et al; J Neurosci, “Bảo vệ tác động của các dẫn xuất asiaticoside chống độc thần kinh beta-amyloid”. Res. 58 , 417 (1999) AbstractRes. 58 417 Tóm tắt ,1999.
    16. N.A.Zainol, S.C.Voo, M.R.Sarmidi, R.A .Aziz, “ Profiling of Centella asiatica urban extract”, The Malaysian Journal Sciences, Vol 2, No 2, 2008
    17. Pil-Jong Shim, Jae-Ho Park, Min Sun Chang, Min Jung Lim, Do-Ha Kim, Young Hoon Jung, Eun Hee Park and Hee-Doo Kim, “Asiaticoside Mimetics as Wound Healing Agent”. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, Vol. 6. No. 24. pp 2937-2940, 1996.
    18. R. K. Verma, K. G. Bhartariya, M. M. Gupta* and Sushil Kumar, “Reverse-phase High Performance Liquid Chromatography of Asiaticoside in Centella Asiatica” Phytochemical analysis, Phytochem. Anal. 10, 191–193, (1999).
    19. Shukla A, Rasik AM, Dhawan BN. “Asiaticoside-induced elevation of antioxidant levels in healing wounds”. Phytother Res . 1999;13(1):50-54.
    20. Sun H, Jong HK, Hong L, Shim CK (2005), “Advanced Formulation and pharmacological activity of hydrogel of the titrated extract of centella asiatica”. Arch Pharm Res (28), pp. 502-508.
    21. Tiwari N.K, Sharma N.C, Tiwari V, and Singh B.D, “Micropropagation of Centella asiatica (L.), A valuable medicinal herb, Plant Cell Tissue and Org. Cul”t,:63: 179-185, 2000.
    22. Wan Joo Kim, Jea-Duck Kim, Bambang Veriansyah, Jaehoo Kim, Seung- Geun Oh and Raymond R Tjandrawinata, “Extraction of Asiaticoside from Centella Asiatica: Effect of solvent and extraction methods” Supercritical Fluid Lab.
    Trang web
    23. http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?p=32046.
    24. http://www.plamed.cn/product_details.asp?id=47.
    25. http://www.biopurify.com/details.asp?id=213.
    26. http://chemvn.net/chemvn/archive/index.php?t-866.html.
    27.http://en.wikipedia.org/wiki/Supercritical_fluid.
    28.http://mythanh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2 11 &Itemid=104&lang=vi.
    29.http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone =10&ID=2130.
    30.http://www.yduocngaynay.com/88TK-TrVHung-BoswellicAcid-Cancer.htm.
    31.http://www.umm.edu/altmed/articles/gotukola000253.htm#Medicinal% 20Uses and Indications.
    32. vi.wikipedia.org/ ./Rau_má 2/1/010.
    33.www.tasly.com.vn/ddhd/ky-that-ddhd.html ​














     

    Các file đính kèm:

Đang tải...