Luận Văn Khảo sát các biện pháp chống nấm mốc đến khả năng bảo quản sản phẩm bưởi Da Xanh chế biến giảm thiểu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC
    Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm hàng đầu,
    ngày nay con người luôn có xu hướng hướng về thiên nhiên, thích những sản phẩm tự
    nhiên không qua chế biến. Sản phẩm rau quả chế biến giảm thiểu đã đáp ứng được
    những yêu cầu đó. Tuy nhiên vấn đề vi sinh luôn là một bất lợi đối với loại sản phẩm
    dạng này do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài. Đặc biệt
    là bưởi Da Xanh chế biến giảm thiểu, trong quá trình xử lý nếu thịt quả bị tổn thương
    thì dịch rỉ ra từ mô sẽ là điều liện lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật đặc biệt là
    nấm mốc. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Khảo sát các biện pháp chống nấm mốc đến
    khả năng bảo quản sản phẩm bưởi Da Xanh chế biến giảm thiểu
    ” được thực hiện
    với mục đích tìm ra được loại hóa chất để có thể hạn chế được sự phát triển của nấm
    mốc mà vẫn giữ được giá trị cảm quan, dinh dưỡng, an toàn cho người sử dụng. Có 3
    thí nghiệm được khảo sát:
    Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự phát triển của vi sinh
    vật trong thời gian bảo quản. Thí nghiệm 1 được tiến hành khi cho múi bưởi ngâm
    trong các dung dịch như axit lactic 1%, kali sorbat 0,05%, natri benzoate 0,05%, natri
    propionate 0,05%. Kết quả tìm được kali sorbat 0,05% có khả năng ức chế tốt sự phát
    triển của nấm mốc và có chỉ tiêu tổng vi khuẩn hiếu khí khác biệt không nhiều so với
    các chất còn lại, ngoài ra giá trị cảm quan không khác biệt so với mẫu đối chứng.
    Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ chất chống mốc đến mật số vi sinh vật trong
    sản phẩm. Thí nghiệm 2 được tiến hành khi cho múi bưởi ngâm trong dung dịch kali
    sorbat với các nồng độ khác nhau như 0,025%, 0,05%, 0,075%, 0,1%. Kết quả tìm
    được kali sorbat 0,075% kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc tốt nhất
    so với các loại nồng độ khác, các chỉ tiêu như tổng vi khuẩn hiếu khí và Coliforms
    thấp hơn so với các nồng độ khác, đạt các giá trị về cảm quan, dinh dưỡng.
    Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của axit lactic và hợp chất chống mốc đến mật số của vi
    sinh vật trong sản phẩm. Thí ngiệm 3 được tiến hành khi cho múi bưởi ngâm trong
    dung dịch axit lactic 1% kết hợp với sorbat 0,075% so sánh với lactic 1% và sorbat
    0,075%. Kết quả tìm ra axit lactic kết hợp với sorbat 0,075% có các chỉ tiêu vi sinh tốt
    nhất, đạt các yêu cầu về cảm quan, dinh dưỡng.




    MỤC LỤC
    CẢM TẠ . i
    TÓM LƯỢC . . ii
    MỤC LỤC . . iii
    DANH SÁCH HÌNH . .v
    DANH SÁCH BẢNG . . vi
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU . 1
    1.1 Đặt vấn đề . . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 1
    CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2Error! Bookmark not defined.
    2.1 Nguồn nguyên liệu . 2
    2.2 Giới thiệu chung về công nghệ chế biến giảm thiểu . . 3
    2.2.1 Định nghĩa . . 3
    2.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm chế biến giảm thiểu trên thế
    giới và trong nước . 4
    2.3 Chế biến giảm thiểu trên rau quả . 4
    2.3.1 Định nghĩa . . 4
    2.3.2 Những thay đổi về phẩm chất sản phẩm trong chế biến giảm thiểu rau quả 6
    2.3.3 Vai trò của các hợp chất hóa học đối với sự sinh trưởng và phát triển của vi
    sinh vật được sử dụng trong chế biến giảm thiểu rau quả . . 8
    2.3.4 Sự tương tác của những thành phần trong thực phẩm với chất bảo quản 14
    2.4 Quy trình tham khảo chế biến giảm thiểu bưởi Da Xanh . 15
    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17
    3.1 Phương tiện thí nghiệm . . 17
    3.1.1 Địa điểm và thời gian . . 17
    3.2 Phương pháp nghiên cứu . 18
    3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự phát triển
    của vi sinh vật trong thời gian bảo quản . . 18
    Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang iii




    Luận văn tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
    3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất bảo quản đến mật số
    vi sinh vật trong sản phẩm . . 20
    3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của acid lactic và hợp chất chống mốc
    đến mật số vi sinh vật trong sản phẩm . . 22
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN . .24
    4.1 Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự phát triển của vi sinh vật trong
    thời gian bảo quản . . 24
    4.2 Ảnh huởng của nồng độ chất chống mốc đến mật số vi sinh vật trong sản
    phẩm . 29
    4.3 Ảnh hưởng của axit lactic và hợp chất chống mốc đến mật số vi sinh vật
    trong sản phẩm . . 33
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ . 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37
    PHỤ LỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH . . vii
    PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ . x





    ̃̃̃̃̃̃̃̃̃ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
    1.1 Đặt vấn đề
    Trái cây ở nước ta rất phong phú và đa dạng về chủng loại do điều kiện về địa lý nên
    có cả trái cây nhiệt đới (xoài, sầu riêng, măng cụt, nhãn, thanh long .) và cận nhiệt
    đới (vải, hồng, mận .). Trong đó bưởi Da Xanh ngày càng được ưa chuộng về tính bổ
    dưỡng và tươi ngon. Hiện nay do nhu cầu trao đổi và hợp tác giao lưu giữa các quốc
    gia, các giống cây ăn quả nhập nội ngày càng nhiều hơn đã và đang làm tăng thêm
    hương vị cho trái cây Việt Nam. Nhiều loại rau quả ở nước ta có phẩm chất ngon, rất
    được ưa chuộng trong và ngoài nước. Nhu cầu thị trường ngoài nước về trái cây khá
    lớn, tuy nhiên các nước nhập khẩu trái cây yêu cầu phải cung cấp đủ số lượng đồng
    thời chất lượng phải ổn định, trong khi thị trường Việt nam chưa đáp ứng yêu cầu.
    Ngoài ra, để đa dạng hóa và phục vụ tiện lợi cho người tiêu dùng, bên cạnh việc tiêu
    thụ, xuất khẩu dạng nguyên trái và chế biến đóng hộp, nước quả v.v. một dạng sản
    phẩm khác là chế biến giảm thiểu (minimal processing) đang được người tiêu dùng
    ưa thích và ngày càng phát triển. Loại sản phẩm này chiếm thị phần ngày càng tăng do
    những lợi điểm sau:
    - Sản phẩm còn giữ nguyên hương vị và cấu trúc thịt trái hoàn toàn;
    - Thuận lợi trong việc sử dụng dưới hình thức ăn liền (ready to eat) ;
    - Đáp ứng yêu cầu người mua tiêu dùng, mua lượng ít, gọn nhẹ;
    - Không bị hàng rào kiểm dịch thực vật ngăn cản khi xuất khẩu, đặc biệt đối với ruồi
    đục quả.
    Các nghiên cứu có liên quan đến kỹ thuật chế biến giảm thiểu trên rau quả ngày càng
    được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học và kỹ thuật trên thế giới, đặc biệt trong
    các lĩnh vực về phòng ngừa vi sinh gây bệnh đường tiêu hóa trong thực phẩm và gây
    hư hỏng sản phẩm; điều kiện môi trường, nhiệt độ, sử dụng bao bì trong bảo quản .
    cũng như tất cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đây cũng
    là nội dung cần quan tâm trong phạm vi đề tài.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm ra loại hóa chất và nồng độ thích hợp để có thể bảo quản được sản phẩm trong
    một thời gian thích hợp, ngăn cản được sự phát triển của vi sinh vật, đặc biệt là nấm
    mốc, đảm bảo tính cảm quan và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...