Luận Văn Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng
    Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng bệnh tật. Các loại rau, củ, quả quen thuộc cũng chính là các vị thuốc thần diệu.
    Ngoài ra trong rau quả còn có các men ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa. Xenluloza của rau quả có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin - xenluloza. Phức chất này kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch ruột. Xenluloza của rau còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc ra khỏi cơ thể. Rau quả còn chống stress và tăng sự minh mẫn.
    Rau cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Hàng năm, ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thì rau của chúng ta cũng đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới thu về một lượng ngoại tệ rất lớn.
    Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng HCBVTV tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư HCBVTV đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm HCBVTV như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống.
    Hơn thế nữa việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu hại đã đem lại những mặt trái của nó, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học trong nông nghiệp dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thiên địch tự nhiên, xuất hiện một số dịch hại mới, sâu hại trở nên khó kiểm soát hơn đã gây thiệt hại to lớn cả về sản lượng lẫn chất lượng thực phẩm.
    Vì vậy, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu việc dùng thuốc hóa học trên cây rau là vấn đề cấp bách hiện nay.
    Được sự đồng ý của khoa Công nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường, trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM và dưới sự hướng dẫn chi tiết, tận tình, chu đáo của TS.Nguyễn Thị Hai đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – Tp.HCM” đã được tiến hành góp phần cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây dưa leo, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dùng thuốc hóa học trừ sâu trên cây dưa leo.
    1.2. Mục đích yêu cầu

    Cung cấp số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo tại vườn sản xuất theo phương pháp an toàn (phun thuốc ít) và vườn sản xuất theo phuong pháp truyền thống (phun thuốc nhiều) ở huyện Củ Chi để xác định ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến các hệ chân khớp từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn.
    1.3. Nội dung nghiên cứu



    Điều tra tình hình sử dụng thuốc hóa học trên cây dưa leo tại địa bàn huyện Củ Chi - TP.HCM.
    Điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo canh tác theo phương pháp truyền thống và phương pháp an toàn tại huyện Củ Chi – Tp.HCM.
    Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng sinh học hệ chân khớp và nhện trên vườn dưa leo.
    1.4. Giới hạn đề tài


    Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011.
    Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu côn trùng thiên địch và sâu hại trên vườn dưa leo ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...