Luận Văn Khảo sát ảnh hưởng của việc hút thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu


    1. Lí do chọn đề tài:


    Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe “bạn biết không?”.

    Nếu biết tại sao bạn vẫn hút thuốc?

    Liệu bạn có biết rõ tình trạng hút thuốc của người dân hiện nay như thế nào?


    Đó là những câu hỏi mà ai cũng khó có thể giải đáp chính xác được. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài này trước hết là giúp giải đáp những thắc mắc đó cho chính bản thân, sau nữa là giúp các bạn biết và hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc hút thuốc tới sức khỏe của chính bản thân và cả cộng đồng .


    2. Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam:


    Hiện nay mức độ hút thuốc lá của người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khá cao. Không những thanh niên, trung niên, người già hút thuốc mà ngày cả phụ nữ và trẻ em từ 15 tuổi đã thấy hiện tượng hút thuốc. Ngày nay ta thể nhìn thấy người dân hút thuốc ở mọi lúc, mọi nơi như ở nhà riêng, ngoài đường, những nơi công cộng. Ngay cả ở những nơi cần kiêng kị nhất như trường học, bệnh viện . Tỉ lệ thuận với việc hút thuốc lá nhiều là nhiều căn bệnh nan y liên quan tới hút thuốc lá xuất hiện và gây ra đói nghèo cho rất nhiều nước.

    Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm.Ước tính, 10% dân số hiện nay (tương đương khoảng 8 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá trong đó gần 4 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên). Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ.


    Theo Bộ Công thương, hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn khoảng 10.400 tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá, nhiều gấp đôi chi phí cho giáo dục và gấp rưỡi chi phí chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, hàng năm nhà nước và người dân phải dành 1.016 tỷ đồng để chi phí cho 3 trong số 25 loại bệnh do thuốc lá gây ra (bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh khác có nguyên nhân từ hút thuốc lá). Tính riêng trong năm 2007, người dân Việt Nam đã đốt 14.000 tỷ đồng vào việc hút thuốc lá. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: nếu một người sử dụng thuốc lá từ 30 – 40 năm trở lên thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi khoảng 20 – 30%, bình quân cứ 8 giây thì sẽ có 2 người chết vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là 6 trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nhưng có thể phòng tránh được!

    Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật và đói nghèo cho các nước. Hàng năm, trên thế giới có hơn 5 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 200 tỷ USD, chí phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm 6 – 15% tổng chi phí y tế. Hiện số người hút thuốc đang gia tăng ở các nước đang phát triển, ước tính có 7 triệu người/năm sử dụng thuốc lá.

    Hút thuốc lá là tự “đưa” vào cơ thể 4.000 chất độc hóa học, 69 chất gây ung thư, chất nicotin (1 – 3mg/1 điếu thuốc), các chất phụ gia Người hút thuốc thụ động có nguy cơ tăng 20 – 30% ung thư phổi, tăng 25 – 30% nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Khói thuốc thụ động ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ trẻ em, làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân, gây hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh trong môi trường có khói thuốc.

    Việt Nam đã tham gia 6 vòng đàm phán thực thi Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và thương thảo Nghị định thư chống buôn lậu thuốc lá. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam sẽ triển khai thực thi một số giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá nhằm đảm bảo quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc. Phấn đấu giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) hút thuốc từ 26% xuống 7%, giảm tỷ lệ hút thuốc của nam từ 50% xuống còn 20% và nữ hút thuốc xuống dưới 2%.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số quy định về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá như: tăng thuế thuốc lá làm tăng nguồn ngân sách (năm 2008 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là 65% giá xuất xưởng và 10% thuế giá trị gia tăng; tương đương 45% giá bán lẻ. Theo Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế thuốc lá năm 2008 hơn 7.500 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ so với năm 2007); phát động phong trào xây dựng môi trường không khói thuốc; in lời cảnh báo sức khỏe trên bao bì với diện tích chiếm 30% vỏ bao

    Tuy nhiên theo rưởng đại diện Văn phòng Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam, Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, trước thực trạng hút thuốc lá ngày càng trầm trọng và các biện pháp kiểm soát hút thuốc của Chính phủ Việt Nam tỏ ra kém hiệu quả.

    Vì thế, các công ty công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn cố gắng quảng cáo sản phẩm gián tiếp dưới nhiều hình thức hấp dẫn thông qua bao bì, nhãn hiệu, in lời cảnh báo không đúng quy định ( Chỉ có 2 dòng cảnh báo bằng chữ chỉ chiếm 30% diện tích mặt trước và mặt sau của bao thuốc ) . nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng, nên công chúng vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng về tác hại của thuốc lá, thêm vào đó tình trạng buôn lậu thuốc lá qua cửa khẩu ngày càng nhiều.

    Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân ngày càng hiểu biết rõ hơn sự nguy hiểm của thuốc lá, từ đó tích cực tham gia xây dựng môi trường lành mạnh, không khói thuốc trong cộng đồng và các chính sách về phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ được thực thi có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

    3. Mục đích khảo sát:

    - Khảo sát được mức độ hút thuốc của người dân Việt Nam.

    - Nhấn mạnh lại tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng .

    - Từ đó đưa ra một số biện pháp tuyên truyền giáo dục cho mọi người giảm việc hút thuốc dần dần đến việc từ bỏ thuốc lá .


    4. Đối tượng khảo sát:


    - Đối tượng khảo sát được xác định là: Tất cả người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên.

    - Phạm vi khảo sát: Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh.


    5. Ý kiến kiến nghị :


    - Cần tuyên truyền cho người dân biết được tác hại của thuốc lá, nghiêm cấm việc hút thuốc ở những nơi công cộng gây ảnh hưởng tới cộng đồng .


    - Có những biện pháp nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.


    - Nhà nước nên đánh thuế cao lên mặt hàng thuốc lá, điều này sẽ làm giá thuốc tăng, nhu cầu hút thuốc lá sẽ giảm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...