Báo Cáo KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ION MN2+ LÊN PHỔ PHÁT QUANG CỦA VẬT LIỆU CaAL2O4

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ION MN2+
    LÊN PHỔ
    PHÁT QUANG CỦA VẬT LIỆU CAAL2O4

    STUDING THE EFFECTS OF ION MN2+
    ON LUMINESCENT SPECTRAL OF
    MATERIAL CAAL2O4
    GVHD: Th.S LÊ VĂN THANH SƠN
    1
    SVTH: ĐINH THANH KHẨN
    2
    1-Lớp 04VL, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng .
    2. Khoa vật lý, Trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng.

    TÓM TẮT
    Trong bài báo này, tác giả đưa ra một số kết quả đo phổ phát quang của vật liệu CaAl2O4 pha
    tạp Mn2+
    . Từ những kết quả thực nghiệm thu được, tác giả đưa ra một số kết luận về ảnh
    hưởng của ion Mn2+
    lên phổ phát quang của vật liệu này.
    ABSTRACT
    In this paper, the author presents some results on luminescent spectral of material CaAl2O4

    doped with Mn2+
    . By the obtained results, the author presents some conclusions on the
    influence of ion Mn2+
    on luminescent spectral of this material.
    1. MỞ ĐẦU
    Hiện tượng lân quang dài có nhiều ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật và đời sống. Các
    chất lân quang dài được ứng dụng để tạo ra nguồn sáng cho các tình huống tạm thời thiếu ánh
    sáng nhưng không cần tiêu thụ năng lượng để nuôi. Năng lượng phát sáng đã được tích trữ từ
    lúc chất này được chiếu sáng tự nhiên. Ví dụ: Chúng được gắn trên mặt đồng hồ đeo tay, gắn
    trên kim chỉ la bàn, hoặc gắn trên công tắc đèn điện. Chúng cũng được dùng để làm đồ trang
    trí, chế tạo mực phát sáng. Việc chế tạo laser cũng có thể sử dụng các chất lân quang. Lý do là
    các electron có thể tồn tại trên trạng thái kích thích lâu, đủ để đợi các photon khác đi qua và
    gây ra phát xạ kích thích đồng pha. Màn hình tia âm cực, màn hình ghi nhận các dòng hạt năng
    lượng cao (electron, tia X, neutron, .) cũng có thể chứa các chất lân quang.
    Những nghiên cứu và phát triển của hiện tượng lân quang dài đã có cách đây trăm năm và
    con người đã tìm ra nhiều vật liệu lân quang cho thời gian phát quang dài. Chất lân quang dài
    đầu tiên được phát hiện là ZnS:Cu+
    . Khoảng những năm 70 của thế kỷ 20, các sunfua kiềm thổ
    đã được sử dụng làm vật liệu nền của chất lân quang dài. Ví dụ: CaS:Bi
    3+
    , CaS:Eu2+
    ,
    CaS:Ce
    3+
    Năm 1996, Matsuzawa đã tìm ra một loại chất phát quang mới là SrAl2O4:Eu2+
    ,
    Dy3+
    . Sau đó không lâu người ta đã chế tạo được CaAl2O4:Eu2+
    , Nd3+
    . Nhiều chất lân quang
    dài đã được phát hiện trong thập kỉ này, ví dụ: Aluminate kiềm thổ pha tạp Ce
    3+
    , Mn2+
    , Tb3+
    ;
    silicate kiềm thổ pha tạp Eu2+
    , Mn2+
    , Dy3+
    ; oxit kiềm thổ pha tạp Eu2+
    ; oxit và oxitsunfua của
    đất hiếm pha tạp Er
    3+
    , Eu3+
    , Ti
    4+
    ; kẽm photphat pha tạp Mn2+


    Là sinh viên vật lý, tuy nhiên chúng tôi chưa được tìm hiểu nhiều về hiện tượng phát
    quang, đặc biệt là hiện tượng lân quang dài. Với các lý do trên cùng với các điều kiện hiện có,
    tôi chọn đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của ion Mn2+
    lên phổ phát quang của vật liệu
    CaAl2O4”.
    2. THỰC NGHIỆM
    2.1. Thí nghiệm
    2.1.1. Chế tạo mẫu
    Các mẫu vật liệu được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn, theo phương trình
    phản ứng sau:

    Khối lượng của các chất được lấy theo tỷ lệ thích hợp, pha tạp
    thêm ( lấy từ MnCl2 ) với các thành phần phần trăm: 0,2% ; 0,5% ; 0,7% ; 1%. Các hỗn
    hợp được nghiền trong thời gian 3 giờ và được nung trong lò nhiệt độ cao lần lượt qua các
    nhiệt độ 12000
    C; 12250
    C; 12500
    C; 12750
    C; 13000
    C. Các mẫu được làm sạch và sau đó đo
    nhiễu xạ tia X để khảo sát vật liệu nền và tiến hành đo phổ phát quang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...