Luận Văn Khảo sát ảnh hưởng của hệ giằng bê tông cốt thép lên hiệu quả chống động đất của hệ thống cô lập món

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Kết cấu công trình rất nhạy cảm với sự rung động của móng, chỉ cần một sự
    tác động nhỏ đến móng sẽ ảnh hưởng đến phần kết cấu bên trên, đặc biệt là tải trọng tác động
    trực tiếp đến móng là động đất. Khi có động đất xảy ra, lực cắt lớn tại chân cột sẽ gây phá
    hoại trực tiếp cho liên kết giữa cột và móng. Do vậy, để công trình tồn tại, hoặc ta phải cấu tạo
    công trình thật cứng để kháng lực cắt lớn trên hoặc “làm mềm hóa” liên kết cột và móng, tức
    giảm các chuyển vị tương đối giữa móng và đỉnh công trình. Với ý tưởng như vậy, tác giả đã
    khảo sát việc bố trí hệ giằng xiên hợp lý trong công trình (giải pháp làm cứng phần kết cấu bên
    trên) kết hợp với giải pháp làm mềm hóa phần liên kết bên dưới giữa móng và công trình bằng
    gối cao su có lõi chì để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chống động
    đất cho công trình.
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong
    điều khiển kết cấu nhằm làm giảm phản ứng do tải trọng gió và động đất gây ra. Lĩnh vực này
    có thể được chia thành ba nhóm chính: cô lập móng (base isolation), cản bị động (passive
    damping), điều khiển chủ động (active control) [1]. Trong ba giải pháp trên thì giải pháp cô lập
    móng được ứng dụng sớm và phổ biến hơn. Các lĩnh vực trên đã được nghiên cứu đầu tiên tại
    Mỹ những năm 1970, tại Nhật từ những năm 1980. Và hội nghị quốc tế lần thứ nhất về điều
    khiển kết cấu đã được tổ chức tại Pasadena, California - Mỹ vào tháng 8 năm 1984 với hơn 300
    đại biểu từ 35 nước đến dự. Còn ở Việt Nam, điều khiển kết cấu là một lĩnh vực rất mới, chưa
    được nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã xảy ra một số
    trận động đất, đặc biệt là động đất 5,3 độ Richter đã xảy ra ở Lai Châu vào ngày 19/02/2001,
    gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Và gần đây trận động đất
    ngoài khơi Vũng Tàu đêm 07-11 và dư chấn ngày 08-11 khiến người dân TP.HCM và một số
    tỉnh hoảng loạn , lo lắng. Do đó , nếu áp dụng đúng các biện pháp kháng chấn đối với những
    công trình xây dựng, chúng ta hoàn toàn giảm được thiệt hại do động đất gây ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...