Báo Cáo Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Độ Mặn Trong Nước Lên Sự Phát Nảy Mầm Và Phát Triển Của Cây Lúa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG ĐỀ TÀI
    I. Hiện trạng và ảnh hưởng của độ mặn lên cây Lúa tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
    II. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài.
    III. Cơ sở lý thuyết và tiến trình thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên cây lúa.
    IV. Biện pháp giảm thiểu và khắc phục ảnh hưởng của độ mặn lên cây Lúa.


    I. Hiện trạng và ảnh hưởng của nước nhiễm mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.
    1.1. Hiện trạng nhiễm mặn
    Ngay từ đầu mùa khô, mực nước trên sông Mekong và các dòng sông khác ở các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL xuống thấp nên nước mặn từ các cửa biển có điều kiện lấn sâu vào nội đồng. Vựa lúa, vựa thuỷ sản và trái cây miệt vườn ĐBSCL đang đối diện với những khó khăn cả về sản xuất lẫn đời sống dân sinh.
    Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, trường Đại học Cần Thơ nhận định: Nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong trong mùa mưa lũ chảy vào ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010, mực nước lũ tại Châu Đốc thấp nhất trong 85 năm qua. Chính vì dòng chảy giảm nên mặn xâm nhập sâu vào đất liền; sản lượng cá đánh bắt tự nhiên trên sông Mekong cũng giảm hẳn.
    Những ngày cuối tháng 3-2011, các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã bị mặn tấn công. Năm nay, mức độ mặn ngày càng khốc liệt hơn và phạm vi ngày càng rộng ra. Dự báo của Viện Lúa ĐBSCL cũng cho thấy, các tiểu vùng trong khu vực như bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu đều bị ảnh hưởng hạn, mặn. Khoảng 500.000 ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và hơn 100.000 ha lúa có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre và Hậu Giang. 3 huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có khoảng 4.000 ha lúa đứng trước nguy cơ bị thiệt hại 30-70% do khô hạn và mặn xâm nhập. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang nước mặn đã xâm nhập vào trong đất liền vài chục cây số theo các con sông nối ra biển. Đặc biệt là nông dân vùng bán đảo Cà Mau (tỉnh Kiên Giang) đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngay từ đầu vụ. Các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau đã chỉ đạo đóng các cống ngăn mặn từ những ngày đầu năm 2011. Còn nhớ, năm ngoái, tỉnh Hậu Giang tuy cách xa cửa biển đến hơn 50 km nhưng mới đầu tháng 3-2010, nước mặn đã theo dòng kênh xáng Xà No lấn sâu đến thành phố Vị Thanh làm nhà máy nước phải tạm đóng cửa và phải khẩn trương xây dựng đường ống dẫn nước từ huyện Châu Thành A (cách Vị Thanh 15 km) để dẫn nước ngọt về phục vụ cho hơn 200.000 dân thành phố Vị Thanh. Năm nay, nước mặn lại tiếp tục tấn công Hậu Giang đang đe dọa gần 20.000ha lúa và hoa màu ở các huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nước mặn đã vượt khỏi thành phố Vị Thanh.



    Bộ Công ThươngTrường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí MinhViện Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường​ ​ BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG​ ​ Đề Tài:
    Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Độ Mặn Trong Nước Lên Sự Phát Nảy Mầm Và Phát Triển Của Cây Lúa

    Lớp ĐHMT 4b
    Nhóm 2_K1
    GVHD: Th.s Nguyễn Văn Phương


    Danh sách nhóm
    1. Lê Tấn Lâm 08109741
    2. Huỳnh Bá Bằng 08110361
    3. Huỳnh Văn Đẩu 08123361
    4. Diệp BảoHoan 08109591
    5. Nguyễn Thị Anh Thư 08117411




    Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2011
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...