Luận Văn Khảo sát ảnh hưởng chế độ nung đến quá trình tạo sio2 hoạt tính từ vỏ trấu

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi mytom, 7/6/14.

  1. mytom

    mytom New Member

    Bài viết:
    5
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Cây lúa được trồng ở hầu hết các châu lục và chiếm trên 1% diện tích bề mặt trái đất để tạo ra nguồn lượng thực nuôi sống hàng tỷ người, chỉ đứng sau lúa mì cả về diện tích và sản lượng . Ngành nông nghiệp trồng lúa thế giới trong những năm gần đây đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất góp phần tạo ra tổng sản lượng lúa toàn cầu.Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á,với nông nghiệp là chính.Đặc biệt là nghề trồng lúa đã gắn bó lâu đời với lịch sử phái triển của dân tộc Việt Nam.Ở Việt Nam,sản lượng lúa năm 2011 đạt khoảng 42 triệu tấn và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.Sản lượng tập trung chủ yếu ở đồng bằng song Cửu Long với khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, hàng năm lượng trấu và tro trấu thải ra môi trường là rất lớn.Cần có phương án sử dụng hợp lý và hiệu quả,tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.
    Ngày nay với nền khoa học kĩ thuật phát triển,người ta đã phát hiện ra rằng trong vỏ trấu có chứa đựng một lượng lớn oxit silic, nếu biết ứng dụng các công nghệ sản xuất thích hợp thì ta có thể chế tạo được oxit silic hoạt tính từ tro trấu. Silic đioxit ( SiO2 )tổng hợp từ tro trấu có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: hút ẩm,làm phụ gia xi măng,cao su,chất bán dẫn, làm nguyên liệu để tổng hợp vật liệu xúc tác mao quản trung bình.Điều đáng nói ở đây là nguồn SiO2 tổng hợp từ tro trấu rẻ tiền,dễ bảo quản và phù hợp điều kiện của địa phương.
    Mặt khác còn có thể tận dụng nguồn nhiệt từ viêc đốt trấu để phát triển các nghành công nghiệp khác như sản xuất gốm,vật liệu xây dựng,chạy máy phát điện, sấy khô thóc. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy chỉ mới quan tâm đến hiệu quả tận thu nguồn nhiệt khi đốt trấu. Việc điều chỉnh chế độ đốt để vừa tận dụng được nhiệt lượng khi đốt trấu vừa thu được Rice Hush Ash (RHA) có hoạt tính pozzolan cao vẫn chưa được quan tâm.
    Do đó đề tài sẽ có mục tiêu là nghiên cứu khảo sát về nhiệt độ và thời gian đốt trấu ,kiểm tra độ hoạt tính của tro trấu nhằm để thu được phụ gia RHA hoạt tính tốt nhất. Đồng thời cũng đưa ra kiến nghị qui trình công nghệ đốt phù hợp để sản xuất oxit silic hoạt tính từ tro trấu.



    MỤC LỤC
    Đề mục Trang
    TRANG BÌA i
    LỜI CẢM ƠN ii
    LỜI MỞ ĐẦU iii
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
    1.1 Triển vọng phát triển 1
    1.1.1 Nông nghiệp 1
    1.1.2 Ứng dụng của vỏ trấu và tro trấu 2
    1.2 Tình hình nghiên cứu 5
    1.2.1 Trong nước 5
    1.2.2 Quốc tế 6
    1.3 Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài 7
    1.3.1 Mục tiêu 7
    1.3.2 Ý nghĩa 7
    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    2.1 Cơ sở khoa học về tro trấu 9
    2.1.1 Thành phần vỏ trấu 9
    2.1.2 Đặc điểm chung về lý hóa tính của vỏ trấu 11
    2.1.3 Cơ sở khoa học về công nghệ đốt trấu 11
    2.2 Cơ sở khoa học về phụ gia khoáng hoạt tính 14
    2.2.1 Phụ gia hoạt tính 14
    2.2.2 Phụ gia hoạt tính tro trấu 19
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
    2.3.1 Sơ đồ nghiên cứu 23
    2.3.2 Các phương pháp thực nghiệm 24
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 39
    3.1 Khảo sát nguyên liệu 39
    3.1.1 Thành phần hóa 39
    3.1.2 Thành phần khoáng 39
    3.2 Khảo sát nhiệt độ nung 41
    3.2.1 Nhiệt độ nung ở 6000C 42
    3.2.2 Nhiệt độ nung ở 6500C 45
    3.2.3 Nhiệt độ nung ở 7000C 48
    3.2.4 Nhiệt độ nung ở 7500C 51
    3.2.5 Nhiệt độ nung ở 8000C 54
    3.2.6 Nhận xét và kết luận 57
    3.3 Khảo sát thời gian lưu nhiệt 61
    3.3.1 Thời gian lưu 1 giờ 62
    3.3.2 Thời gian lưu 2 giờ 64
    3.3.3 Thời gian lưu 3 giờ 66
    3.3.4 Thời gian lưu 4 giờ 68
    3.3.5 Thời gian lưu 5 giờ 70
    3.3.6 Nhận xét và kết luận 72
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
    4.1 Kết luận 76
    4.2 Kiến nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ LỤC 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...