Luận Văn Khảo nghiệm xác định giống lúa mới ngắn ngày năng suất cao chất lượng tốt

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong sản xuất nông nghiệp nói chung hay sản xuất lúa nói riêng, chất lượng, khả năng thích ứng, tính chống chịu là điều mà tất cả các nhà nông quan tâm; Việt Nam trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo như hiện nay nhờ không ngừng cải thiện công tác giống. Để tiếp tục tăng xuất khẩu gạo trong những năm tới vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết là qui hoạch vùng lúa chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng và việc xác định các giống lúa tốt có năng suất cao chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng và phù hợp với yêu cầu sinh thái của vùng sản xuất là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
    Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thị trường gạo quốc tế năm 1998
    đạt 21 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 1997, là năm thứ 2 cao nhất từ trước đến nay (Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1998). Tuy nhiên việc sản xuất lúa gạo trên thế giới đang
    đứng trước những thử thách vô cùng to lớn vì dân số trên thế giới tăng trung bình 90 triệu người
    trên năm. Đến năm 2010, theo FAO nền nông nghiệp thế giới phải tăng 39% mới đáp ứng được nhu
    cầu lương thực của nhân loại ở mức 6 tỷ người, và sẽ tăng đến 12 tỷ mới ổn định. Hơn nữa, tài
    nguyên về đất đai ngày càng cạn kiệt, đang trong tình trạng giảm nghiêm trọng do sự đô thị hóa và
    công nghiệp hóa; diện tích đất canh tác nông nghiệp đã tới hạn, nếu khai hoang thêm sẽ kéo theo
    việc phá rừng, làm hủy hoại môi trường sinh thái. Như vậy để tăng sản lượng lương thực chỉ còn con
    đường dựa vào năng suất giống
    Đồng Tháp là đầu nguồn sông Cửu Long có diện tích đất phù sa chiếm 59,60% diện tích đất tự nhiên, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và cây lúa đóng vai trò chủ đạo gắn chặt với thu nhập, mức sống, công ăn việc làm cho trên 80% dân số trong tỉnh, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu góp phần cho ngân sách tỉnh; Do đó, chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 cây lúa được xác định là cây chủ lực trong nông nghiệp và việc thâm canh ngày càng cao đòi hỏi các giống mới phải có những bước tiến vượt bậc về năng suất.
    Nhằm thực hiện mục tiêu 2 triệu tấn lúa/năm, trong đó lúa hàng hóa 1,2 -1,3 triệu tấn có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu,chúng tôi tiến hành đề tài “So sánh một số giống lúa cao sản có triển vọng trên đất phù sa Tam Nông - Đồng Tháp”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...