Chuyên Đề Khảo nghiệm năm giống xà lách lô lô xanh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCLỜI CÁM ƠN i
    NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP. ii
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
    PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    1.2 Mục đích đề tài 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY XÀ LÁCH 3
    2.1.1 Nguồn gốc và phân loại 3
    2.1.2 Giá trị của cây xà lách. 4
    2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây xà lách: 6
    2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây xà lách. 7
    2.2 SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ NGHIÊN CỨU RAU XÀ LÁCH 8
    2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới 8
    2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 12
    2.2.3 Tình hình nghiên cứu rau, xà lách trên thế giới và Việt Nam 19
    2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20
    2.3.1 Cơ sở lý luận. 20
    2.3.2 Cơ sở thực tiễn. 21
    PHẦN THỨ BA VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22
    3.1 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 22
    3.1.1 Giống: 22
    3.1.2 Ngoại cảnh và chăm sóc. 22
    3.2 PHƯƠNG PHÁP. 22
    3.2.1 Bố trí thí nghiệm 22
    3.2.2 Biện pháp kỹ thuật 23
    3.2.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25
    PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
    4.1 ảnh hưởng của giống và mật độ đến khả năng sinh trưởng và năng suất. 26
    4.1.1 Tình hình sinh trưởng của các giống xà lách lô lô xanh một tuần sau trồng 26
    4.1.2 Tình hình sinh trưởng của các giống xà lách lô lô xanh hai tuần sau trồng 28
    4.1.3 Tình hình sinh trưởng của các giống xà lách lô lô xanh ba tuần sau trồng 29
    4.1.4 Tình hình sinh trưởng của các giống xà lách lô lô xanh khi thu hoạch. 31
    4.1.5 Thu hoạch, đánh giá năng suất chất lượng các giống lô lô xanh. 32
    4.2 tình hình bệnh hại 36
    4.2.1 Bệnh cháy lá chân. 36
    4.2.2 Bệnh thối tim 38
    4.3 mức độ ngồng của các giống 40
    PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ kiến NGHỊ 44
    5.1 Thuận Lợi Và Khó Khăn 44
    5.1.1 Thuận lợi 44
    5.1.2 Khó khăn. 44
    5.2 kết luận 44
    5.3 kiến nghị 45



    DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở một số nước và Việt Nam (trong 100g phần ăn được) 5
    Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở một số nước trên thế giới năm 2005. 9
    Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu rau quả trên thế giới (năm 2003) 11
    Bảng 2.4: Tiêu thụ rau tính theo đầu người trong ngày ở một số nước. 12
    Bảng 2.5: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005. 13
    Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng. 14
    Bảng 2.7: Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng. 15
    Bảng 2.8: Tình hình tiêu thụ rau trên đầu người ở Việt Nam 16
    Bảng 4.1: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều dài lá(cm) sau 1 tuần trồng 26
    Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều rộng(cm) lá sau 1 tuần trồng 26
    Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến số lá xanh sau 1 tuần trồng 27
    Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến độ dài lá sau 2 tuần trồng. 28
    Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều rộng lá sau 2 tuần trồng 28
    Bảng 4.6: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến số lá xanh sau 2 tuần trồng 29
    Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến độ dài lá sau 3 tuần trồng. 29
    Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều rộng lá sau 2 tuần trồng 30
    Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến số lá xanh sau 3 tuần trồng 30
    Bảng 4.10: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều dài lá khi thu hoạch 31
    Bảng 4.11: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều rộng lá khi thu hoạch 31
    Bảng 4.12: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến số lá xanh khi thu hoạch. 32
    Bảng 4.13: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến khối lượng cây. 33
    Bảng 4.14: Năng suất ước tính trên 1000m[SUP]2 [/SUP]đất của các giống và các mật độ trồng 33
    Bảng 4.15 Khảo sát số cây bệnh nặng trên các giống. 37
    Bảng 4.16 Khảo sát bệnh thối tim trên các giống xà lách. 39
    DANH MỤC HÌNH ẢNH
    Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 23
    Hình4.1: Màu sắc lá của các giống xà lách. 28
    Hình 4.2: So sánh kích thước màu sắc các giống. 35
    Hình 4.3 So sánh từng giống với giống địa phương Trang Nông. 35
    Hình 4.4: So sánh lõi và độ chặt của lá của các giống. 36
    Hình 4.5: Bệnh cháy lá trên giống 8186. 37
    Hình 4.6: Bệnh cháy lá trên giống 8158. 38
    Hình 4.7 Bệnh thối tim 39
    Hình 4.8 Giống xà lách Trang Nông bắt đầu ngồng. 40
    Hình 4.9 Cắt dọc thân xà lách bị ngồng. 41
    Hình 4.10 Giống Fonseca ngồng sau 7 ngày từ thời điểm thu hoạch. 42
    Hình 4.11 Sau 10 ngày từ ngày thu hoạch, giống Invicta vẫn chưa bị ngồng 43


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
    PHẦN THỨ NHẤT
    MỞ ĐẦU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người Việt. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), hầu hết các hộ đều tiêu thụ rau trong năm trước đó, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4.
    Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn.
    Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7 lần/năm . nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân.
    Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Hiện nay người nông dân tại Đơn Dương và Đức Trọng trồng xà lách lô lô xanh rất nhiều. Vào thời điểm từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9, người nông dân trồng xà lách lô lô xanh gặp rất nhiều khó khăn do các giống của các vườn ươm tại địa phương cung cấp hiện nay rất hay bị ngồng và bị thối tim. Điều này là do giống đang được sử dụng có phản ứng với điều kiện ngày dài, kích thích quá trình sinh trưởng sinh thực của cây, làm cây nhanh ngồng. Đồng thời giống hiện tại sức chống chịu với nấm bệnh trong mùa mưa còn kém, nên dễ nhiễm bệnh thối tim.
    Chính điều này đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “khảo nghiệm năm giống xà lách lô lô xanh
    1.2 Mục đích đề tài- Khảo nghiệm để tìm ra giống có khả năng ra kháng ngồng, kháng thối tim, năng suất cao hơn giống hiện hành.
    - Khảo nghiệm chọn ra mật độ tốt ưu để trồng xà lách lô lô xanh.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu- Đề tài chỉ giới hạn về sinh trưởng, năng suất, khả năng kháng ngồng và bệnh thối tim, cháy lá chân trong mùa mưa của năm giống xà lách lô lô xanh thử nghiệm.
    - thời gian thực hiện đề tài từ 09/07/2013 đến 09/09/2013
    - Địa điểm thực hiện đề tài:trang trại thực nghiệm của công ty The Fruit Republic (Demo fram) địa chỉ Thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài- Ý nghĩa khoa học: Qua khảo nghiệm nhằm biết rõ hơn về ưu nhược điểm, đặc tính của các giống khi sản xuất trên đồng ruộng
    - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đề xuất sử dụng giống mới giúp tăng năng suất và chất lượng của sản xuất xà lách lô lô tại địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...