Luận Văn Khảo nghiệm một số giống lúa mới trong vụ Hè Thu 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 19/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1
    1.1.Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây lúa 3
    2.2. Tầm quan trọng của cây lúa đối với đời sống kinh tế, xã hội 3
    2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới 4
    2.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 4
    2.3.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 6
    2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trong nước 8
    2.4.1. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước 8
    2.4.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước 10
    2.5.Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Thừa Thiên Huế 12
    2.5.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Thừa Thiên Huế 12
    2.5.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế 13
    2.6. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài 14
    2.6.1. Cơ sở khoa học 14
    2.6.2. Cơ sở thực tiễn 15
    PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 17
    3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 17
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
    3.2. Nội dung nghiên cứu 18
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
    3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19
    3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20
    3.3.3. Phương pháp sử lý số liệu 25
    3.4. Quy trình kỹ thuật 25
    3.4.1. Thời vụ 25
    3.4.2. Làm đất 25
    3.4.3. Mật độ và kỹ thuật cấy 25
    3.4.4. Phân bón và lượng bón phân 26
    PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
    4.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm 27
    4.2. Một số đặc điểm hình thái và tính trạng đặc trưng của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu 2012 30
    4.3. Một số đặc điểm về sinh trưởng phát triển 33
    4.3.1. Động thái tăng trưởng nhánh 33
    4.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 34
    4.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống 36
    4.6. Kết quả nghiên cứu về chất lượng các giống vụ Hè Thu 2012 37
    PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
    5.1. Kết luận 39
    5.2. Kiến nghị 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
    PHẦN PHỤ LỤC 42

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới 2005 – 2011 6
    Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa của các Châu lục năm 2011 7
    Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo một số nước trên thế giới năm 2011 8
    Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 11
    Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế 13
    Bảng 3.1. Các công thức và tên giống 17
    Bảng 3.2. Khí hậu, thời tiết Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu 2012 18
    Bảng 3.3. Liều lượng phân bón vô cơ 26
    Bảng 4.1. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 28
    của các giống 28
    Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống 30
    Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái của các giống 31
    Bảng 4.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống 33
    Bảng 4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 34
    Bảng 4.6.Tình hình sâu bệnh hại chính ở các giống lúa thí nghiệm (điểm) 36
    Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu hình thành hạt gạo 37




    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Không riêng gì ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, lúa gạo là loại lương thực chính trong bữa ăn của hàng tỷ người. Lúa là cây ngũ cốc quan trọng thứ hai thế giới chỉ sau lúa mì, có đến 60 – 70% dân số thế giới sống bằng lúa gạo, trong đó chiếm 90 – 95%, có nơi 100%. Nó có hàm lượng tinh bột 87%, protein 8,8%, lipit 2,7%, các chất khoáng 1,5%, vitamin B1 0,45 mg/100g hạt và các vitamin B2, B6, PP . Từ đặc điểm dinh dưỡng của hạt, đã từ lâu lúa gạo trở thành nguồn lương thực, thực phẩm có giá trị cao. Chính vì vậy mà tổ chức quốc tế đã gọi: “Hạt gạo là hạt của sự sống” [3].
    Ngoài việc sử dụng làm lương thực, các sản phẩm từ cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, đường, mạch nha, cồn ; làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ., các sản phẩm lên men khác. Các sản phẩm phụ như rơm rạ, tấm cám được dùng để làm phân bón, chất đốt và thức ăn gia súc, làm giấy, làm giá thể sản xuất nấm [3]. Bên cạnh những giá trị đã nêu trên, ngành sản xuất lúa không chỉ đem lại no đủ cho con người mà còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước vì nó tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, là nguồn thu nhập chính cho hầu hết người dân nông thôn. Đồng thời nó cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng và to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
    Ở Việt Nam, lúa cũng là cây lương thực quan trọng nhất, 68% nguồn năng lượng cung cấp cho nông dân là từ lúa gạo. Lúa đã, đang và tiếp tục sẽ là loại cây lương thực chủ yếu của đất nước ta. Vì vậy, việc tăng năng suất lúa gạo và hiệu quả kinh tế là một vấn đề quan trọng, đảm bảo cho đời sống nhân dân và góp phần vào vấn đề an ninh lương thực. Trong thập kỷ qua, nghề trồng lúa ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an toàn lương thực, trong sự đa dạng sinh học của một nền nông nghiệp bền vững. Cho đến thời điểm này (2012 – 2013), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo: Hoạt động xuất khẩu gạo sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong thời gian tới, các thị trường truyền thống của Việt Nam tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực tạo nên áp lực về thị trường [28].
    Đứng trước tình hình khó khăn và những thách thức lớn như vậy đối với sản xuất lúa gạo nếu như ta chỉ dừng lại ở các giống lúa trồng cổ truyền với năng suất không đem lại hiệu quả cao thì nước ta sẽ rất có thể không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày càng cao của nhân loại. Vì vậy các nhà khoa học Việt Nam luôn tìm tòi con đường tăng trưởng sản xuất lương thực, trước hết là sản xuất lúa. Thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như lai tạo, gây đột biến, chọn lọc . giống có năng suất cao.
    Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung, năm 2011 toàn tỉnh gieo trồng 54,690 ha cây lương thực, trong đó diện tích lúa chiếm 53,546 ha (lúa Đông Xuân đạt 27,387 ha và lúa Hè Thu đạt 24,489 ha), còn lại là diện tích ngô. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,34 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay (tăng 3,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước). Tổng sản lượng lúa đạt 301,705 tấn, tăng 16,520 tấn so với năm 2010 [23]. Tuy nhiên do phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng hẹp, có độ dốc lớn, trải dọc theo bờ biển, với địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi, đầm phá. Nơi đây phải chịu điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: nắng nóng, mưa nhiều, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Chính vì lí do đó, việc tìm ra những giống lúa năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, khả năng thâm canh của người dân, chống chịu tốt với sâu bệnh, thích ứng rộng với nhiều vùng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng thương phẩm và chất lượng dinh dưỡng là cần thiết.
    Để góp phần giải quyết vấn đề trên, được sự nhất trí và giúp đỡ của khoa Nông học và thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo nghiệm một số giống lúa mới trong vụ Hè Thu 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    Nhằm chọn ra được những giống lúa có năng suất cao, tìm ra những giống lúa phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần áp dụng các giống lúa có triển vọng vào sản xuất đại trà, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ đồng thời thay thế các giống lúa năng suất thấp và nhiễm sâu bệnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...