Báo Cáo Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại các vùng trồng bông phía Bắc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    Năm 2012

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang


    MỞ ĐẦU 1
    1. Thông tin chung về đề tài 1
    2. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu năm 2010 2
    3. Tính cấp thiết của đề tài 3
    4. Mục tiêu của đề tài 4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bông trên thế giới 5
    1.2. Tình hình nghiên cứu về giống bông, một số kết quả khảo nghiệm giống bông và sản xuất bông trong nước 7


    Chưong 2: THỰC NGHIỆM 11
    2.1 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm 11
    2.2. Vật liệu nghiên cứu 11
    2.3. Nội dung nghiên cứu 12
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
    2.5. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi 13
    2.6. Biện pháp kỹ thuật canh tác trong thí nghiệm 15
    2.7. Phương pháp xử lý số liệu 16


    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN 16
    3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống tham gia khảo nghiệm 16
    3.1.1. Tỷ lệ mọc ngoài đồng của các giống 16
    3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống bông qua các giai đoạn 17
    3.1.3. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia khảo nghiệm 19
    3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống khảo nghiệm 24
    3.1.1. Một số sâu hại chính 25
    3.2.2. Một số bệnh hại chính 27
    3.3. Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo nghiệm 30
    3.4. Chất lượng xơ của các giống bông khảo nghiệm 33
    3.5. Giới thiệu một số giống bông triển vọng cho sản xuất thử 35


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
    Kết luận 37
    Kiến nghị 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Vào những thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, sản xuất bông ở Việt Nam chủ yếu trồng các giống bông cỏ và các giống bông luồi địa phương có chiều dài xơ ngắn, năng suất thấp, sản phẩm bông hàng hoá được tạo ra chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật của ngành bông, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống bông lai, nhờ đó đã mở ra một thời kỳ mới cho việc phát triển cây bông. Cây bông đã có mặt trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh ở khu vực phía Nam và mộtsố tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Thanh Hoá, Bắc Giang, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Sản xuất bông đã tạo thêm việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trồng bông.
    Theo chủ trương của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015, diện tích bông của cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000 ha diện tích, sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020. Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 29/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành Dệt May Việt Nam, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện cho ngành Dệt May Viêt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định.
    Trong những năm gần đây ở phía Bắc Việt Nam trồng các giống bông lai VN20, VN15 và VN01-2 cho năng suất và chất lượng bông khá, nhưng theo thời gian các giống bông trên cũng bộc lộ một số nhược điểm trong sản xuất như: giống VN20 còn bị sâu đục quả gây hại và nhiễm bệnh xanh lùn, giống VN15 khả năng chịu hạn kém hơn giống VN20 và mức chống chịu rầy xanh thấp. Giống VN01-2 đã khắc phục được một số nhược điểm trên nhưng thường hay bị bệnh mốc trắng gây hại vào những năm mưa nhiều, ẩm độ cao nên năng suất thực tế chưa ổn định.
    Việc mở rộng diện tích trồng bông ở phía Bắc còn nhiều hạn chế do phải dành quỹ đất để trồng nhiều loại cây khác, hơn nữa các giống bông trồng hiện nay năng suất thực thu còn thấp, hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây bông chưa cạnh trạnh được với một số cây trồng ngắn ngày khác trồng trên cùng chân đất, nên chưa đủ sức thuyết phục người nông dân. Để sản xuất cây bông ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng ổn định và phát triển thì cần thiết phải có bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, có năng suất cao, chất lượng xơ tốt và chống chịu sâu bệnh. Do đó, công tác khảo nghiệm, trồng thử và đánh giá các giống bông mới trong và ngoài nước từ đó xác định, lựa chọn được bộ giống bông tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của mỗi vùng là rất cần thiết.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại các vùng trồng bông phía Bắc”.
    3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    + Chọn và giới thiệu các giống bông triển vọng có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng trồng bông phía Bắc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...