Luận Văn Khảo Nghiệm Đặc Tính Nông Học, Năng Suất, Phẩm Chất Của 15 Giống Lúa Quốc Gia A2 Tại Trại Giống Bình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giống tốt năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
    theo hướng xuất khẩu, kháng được một số loại sâu bệnh phổ biến, phù hợp
    với điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương là
    rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đề tài “Khảo nghiệm đặc
    tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai
    trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” được thực
    hiện nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên.
    Bộ giống lúa thí nghiệm gồm 15 giống được nhận từ phòng khảo kiểm
    nghiệm giống cây trồng phía nam. Các giống lúa được bố trí theo thể thức
    khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại, tổng số lô là 45 lô. Mạ được gieo
    theo phương pháp mạ khô. Cấy khi mạ được 18 ngày tuổi, cấy một tép/ bui,
    bón phân theo công thức 90 – 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón, làm cỏ
    bằng tay.
    Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sự mẫn cảm với sâu bệnh, các
    thành phần năng suất và năng suất thực tế, một số đặc tính về phẩm chất gạo.
    Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp đánh giá của IRRI.
    Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 – 109 ngày, hầu hết các
    giống không đổ ngã, chiều cao biến động từ 92 đến 113,8 cm, chồi tối đa đạt
    được ở mức trung bình (12 – 15 chồi), chồi hữu hiệu tương đối khá, độ tàn lá
    từ trung bình đến sớm.
    Đa số các giống lúa có đặc tính nông học phù hợp với kiểu hình cây
    lúa cho năng suất cao. Năng suất đạt được khá cao từ 5,1 đến 7,6 tấn/ha. Số
    bông/m2 biến động từ 343 đến 450 bông, hạt chắc/bông khá cao (66 – 108
    hạt), phần trăm hạt chắc dao động từ 63,3 đến 90,7%, trọng lượng 1000 hạt
    đạt được từ 21,3 đến 29,5g. Tỉ lệ gạo lức từ 76 – 82%, gạo trắng đạt được
    53,5 – 62,3%, tỉ lệ gao nguyên biến động từ 38,2 – 50,8%.
    Qua thí nghiệm nhận thấy hầu hết các giống có nhiều đặc điểm tốt, đặc
    biệt là 5 giống OM2280, OM3539, TX93, OM3566, MTL364 có năng suất
    cao, phẩm chất gạo khá, có thể đưa vào sản xuất.
    6
    MỤC LỤC
    NỘI DUNG Trang
    CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC ii
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH HÌNH vi
    DANH SÁCH BẢNG vii
    Chương 1 GIỚI THIỆU 1
    Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1. Sơ lược nguồn gốc và sinh trưởng cây lúa 3
    2.2.Vai trò của giống trong sản xuất 4
    2.3. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu
    Long
    6
    2.3.1.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới. 6
    2.3.2.Công tác nghiên cứu lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 7
    2.4.Yêu cầu cơ bản của giống lúa tốt 8
    2.5. Kiểu hình cây lúa năng suất cao 9
    2.6.Tiến trình chọn tạo giống lúa 11
    2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng
    năng suất
    13
    2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 13
    2.7.1.1.Số hạt trên bông 14
    2.7.1.2.Số bông trên m2 14
    2.7.1.3.Phần trăm hạt chắc 14
    2.7.1.4.Trọng lượng 1000 hạt 15
    2.4.2.Biện pháp gia tăng năng suất 15
    2.8.Tình hình canh tác lúa ở An Giang 16
    2.8.1.Tình hình chung 16
    2.8.2.Kỹ thuật canh tác 16
    Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17
    3.1. Phương tiện thí nghiệm 17
    3.1.1.Địa điểm và thời gian thí nghiệm 17
    3.1.2.Vật liệu thí nghiệm 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 18
    3.2.1.Bố trí thí nghiệm 18
    3.2.2.Phương pháp tiến hành 19
    3.3.Chỉ tiêu theo dõi 20
    3.3.1.Các chỉ tiêu nông học 20
    3.3.2.Sâu bệnh 22
    3.3.3.Năng suất và các thành phần năng suất 25
    3.3.3.1.Các thành phần năng suất 25
    3.3.3.2.Năng suất thực tế 26
    3.3.4.Phẩm chất hạt 26
    3.4.Phương pháp thống kê 28
    7
    Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
    4.1.Tình hình chung 29
    4.2.Kết quả thảo luận 29
    4.2.1. Đặc tính nông học 29
    4.2.1.1. Chiều cao cây 29
    4.2.1.2. Số chồi 31
    4.2.1.3. Góc lá cờ 32
    4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng 33
    4.2.1.5. Đặc tính cổ bông 34
    4.2.1.6. Chiều dài bông 35
    4.2.1.7. Độ tàn lá 36
    4.2.1.8. Đặc tính đổ ngã 36
    4.2.1.9. Độ rụng hạt 37
    4.2.2. Sâu bệnh 37
    4.2.3.Thành phần năng suất và năng suất thực tế 39
    4.2.3.1. Số bông trên m2 39
    4.2.3.2. Hạt chắc trên bông 40
    4.2.3.3. Tỉ lệ hạt chắc 40
    4.2.3.4. Trọng lượng 1000 hạt 41
    4.2.3.5. Năng suất thực tế 41
    4.2.4. Phẩm chất gạo 43
    4.2.5. Đánh giá các giống lúa có triển vọng 45
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
    5.1. Kết luận 48
    5.2. Đề nghị 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
    PHỤ CHƯƠNG
    8
    DANH SÁCH HÌNH
    TT Tựa hình Trang
    1 Sơ đồ tổng quát tiến trình công tác chọn tạo giống lúa trồng. 13
    2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 giống lúa tại trại giống Bình Đức -
    An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    18
    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng số Tựa bảng Trang
    1 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng. 4
    2 Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức –
    An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    17
    3 Tình hình khí tượng thủy văn tại TP Long Xuyên trong thời
    gian làm thí nghiệm.
    29
    4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 15 giống lúa thí
    nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân
    2004 – 2005.
    30
    5 Sự biến động số chồi của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống
    Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    32
    6 Sự phân bố góc lá cờ của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống
    Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    33
    7 Thời gian sinh trưởng, chiều dài bông của 15 giống lúa thí
    nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân
    2004 –2005.
    34
    8 Đặc tính nông học của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống
    Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    35
    9 Phân cấp mức độ đổ ngã của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại
    giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    36
    10 Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu của 15 giống lúa
    thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân
    2004 – 2005.
    39
    11 Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 15 giống thí
    nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân
    2004 – 2005.
    42
    12 Phẩm chất gạo của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình
    Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
    44
    9
    Chương 1 GIỚI THIỆU
    Lúa là cây trồng quan trọng cho hơn một nửa số dân trên thế giới và
    là loại cây cung cấp lương thực quan trọng cho nhất trong bữa ăn hàng ngày
    của hàng triệu người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hơn 50% thu
    nhập quốc dân là do nông nghiệp tạo ra. Trong đó, cây lúa là cây trồng quan
    trọng và có vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta. Cây lúa không chỉ
    giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày cho nhân dân mà còn là nguồn xuất
    khẩu quan trọng thu nhập ngoại tệ, là nền tảng để xây dựng và phát triển các
    ngành công nghiệp. Diện tích trồng lúa của cả nước khoảng 5,6 triệu ha,
    trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 2,3 triệu ha. Thêm vào
    đó, trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80% dân số nước ta. An Giang là
    một tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo của khu vực ĐBSCL, nơi có điều kiện
    thuận lợi cho việc phát triển cây lúa, với sản lượng hàng năm đạt khoảng
    3.000.000 tấn/năm đứng hàng đầu trong vùng ĐBSCL với các giống lúa cao
    sản ngắn ngày chất lượng cao chiếm khoảng 90%. Những năm qua, tình hình
    dân số trên thế giới ngày càng gia tăng nhanh, ngoài việc áp dụng những tiến
    bộ khoa học vào sản xuất cũng như tăng diện tích gieo trồng để làm tăng
    năng suất và sản lượng lúa, các nhà khoa học trong và ngoài nước không
    ngừng nghiên cứu để tìm ra những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất
    tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cho toàn xã hội.
    Mặt khác, do tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay tạo điều kiện
    cho sâu bệnh phát triển, rất có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy nhiên,
    hiện nay chất lượng lúa gạo hàng hóa của Việt Nam cũng chưa thật sự đạt
    yêu cầu xuất khẩu so với các nước trong khu vực và trên thế giới như Thái
    Lan v.v . Điều này có thể lý giải rằng tại sao giá gạo của Việt Nam thấp hơn
    giá gạo của Thái Lan từ 30 – 40 USD/tấn. “Sau 10 năm tham gia xuất khẩu
    gạo, đến nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp thấp,
    giá trị xuất khẩu không cao. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp
    hơn giá gạo của Thái Lan 30 - 40 USD/tấn. Việc chuyển sang sản xuất các
    loại lúa thơm đang trở thành yêu cầu bức thiết để nâng giá trị xuất khẩu gạo,
    1
    do diện tích lúa không thể mở rộng thêm, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ có thể
    xoay quanh con số 3,8 - 4 triệu tấn mỗi năm, đọc từ website.http://www.
    sonongnghiep.angiang.gov.vn.”. Chất lượng thóc gạo chưa đạt yêu cầu là do
    nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng lúa giống và giống lúa là 1 trong
    những yếu tố rất quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng
    nhằm giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập. Vì vậy, việc tìm ra những giống
    mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng
    xuất khẩu là điều rất cần thiết. Đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học,
    năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình
    Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” nhằm tìm ra những giống
    có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên trong giai đoạn hiện nay và
    những năm tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...