Luận Văn Khảo cổ học Đền Thượng - Cổ Loa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Đền Thượng hay đền An Dương Vương (Đền Vua) là khu di tích với nhiều công trình kiến ttrúc thờ tự An Dương Vương. Trước khi tiến hành khai quật khảo cổ học, niên đại của khu di tích này được xác định vào thời hậu Lê - đầu Nguyễn, dưa vào quy mô, mặt bằng, kết cấu kiến trúc, phong cách nghệ thuật và trang trí kiến trúc.
    Năm 2005, trước khi trùng tu tôn tạo khu di tích này, công tác khảo sát, khai quật thăm dò khảo cổ học đã được tiên hành. Kết quả khai quật đã cung cấp cho giới khoa học nhiều tư liệu mới về khu di tích này. Đó là việc phát hiện trong lòng đất Đền Thượng lớp văn hoá giai đoạn Cổ Loa-giai đoạn văn hoá Đông Sơn sơ kỳ Sắt. Trong lớp văn hoá này, các nhà khảo cổ học đã làm xuất lộ di tích đúc mũi tên đồng 3 cạnh Cổ Loa. Đây là phát hiện quan trọng đầu tiên liên quan và gắn trực tiếp với lịch sử Cổ Loa và với An Dương Vương. Thứ hai là việc phát hiện lớp văn hoá thời Trần nằm ngay trên lớp văn hoá giai đoạn Cổ Loa, không có lớp vô sinh ngăn cách. Phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ học xác định chắc chắn niên đại khởi dựng của Đền Thượng vào thời Trần.
    Với tần quan trọng và giá trị của những phát hiện mới tại Đền Thượng, liên tiếp trong 2 năm 2006 và 2007 Viện Khảo cổ học đã khai quật Đền Thượng lần thứ 2 và thứ 3. Hai cuộc khai quật này đã khẳng định những kết quả của lần khai quật trước và phát hiện thêm một hệ thống di tích đúc mũi tên đồng 3 cạnh Cổ Loa với dấu tích của nhiều lò đúc, nhiều mang khuôn bằng đá, bằng đất nung, Ngoài vật liệu xây dựng, đã phát hiện nhiều đồ gia dụng thời Trần, một lần nữa đã xác định chắc chắn lớp văn hoá Trần, kiến trúc Trần ở Đền Thượng.
    Những di tích quan trong và quý giá này đã được các nhà khảo cổ học khai quật, nghiên cứu với ý thức giữ lại để bảo tồn tại chỗ, giúp cho công tác nghiên cứu, tham quan du lịch học tập về lịch sử di tích lâu dài.
    Việc tập hợp tư liệu mới phát hiện được một cách hệ thống sẽ giúp chúng ta có nhận thức mới về khu di tích Đền Thượng, cũng giúp hiểu thêm về lịch sử khu di tích lịch sử Cổ Loa, về An Dương Vương, là vấn đền trọng tâm trong nghiên cứu lịch sử các đô thị cổ ở nước ta trước ngày Hà Nội kỷ niện 1000 năm tuổi.




    Mục Lục

    Mở đầu 3
    Phần thứ nhất: Tổng quan
    4
    1. Tên gọi, vị trí, môi trường và cảnh quan 4
    2. Bối cảnh phát hiện, nghiên cứu 4
    2.1. Lịch sử xây dựng 4
    2.2. Quy mô kết cấu, kiên trúc 5
    2.3. Niên đại 6
    3. Quá trình điều tra, khai quạt và nghiên cứu 6
    3.1. Khai quật lần 1, năm 2005 6
    3.2. Khai quật lần 2, năm 2006 7
    3.3. Khai quật lần 3, năm 2007 7
    Phần thứ hai: Kết quả Nghiên Cứu 10
    1. Địa Tầng 10
    1.1. Diễn biến lớp đào 10 1.2. Diễn biến tầng văn hoá 10
    1.3. Nhận xét chung về địa tầng 16
    2. Di tích 16
    2.1. Di tích thời Lê - Nguyễn 17
    2.2. Di tích thời Trần 21
    2.3 Di tích giai đoạn Cổ Loa 25
    3. Di vật 37
    3.1. Di vật thời Lê - Nguyễn 37
    3.1.1. Vật liệu xây dựng 37
    3.1.2. Trang trí kiến trúc 45
    3.1.3. Đồ gia dụng 46
    3.1.4. Hiện vật khác 48
    3.2. Di vật thời Trần 49
    3.2.1 Vật liệu xây dựng 49
    a. Gạch 49
    b. Ngói 49
    c. Mảnh tháp đất nung 51
    3.2.2. Đồ gia dụng 51
    a. Đồ gốm tráng men 52
    b. Đồ sành 52
    3.3. Di vật giai đoạn Cổ Loa 55
    3.3.1. Đồ đá 55
    a. Những hiện vật liên quan đến kỹ thuật đúc mũi tên đồng 3 cạnh 55
    b. Bàn mài 63
    c. Công cụ đá 65
    d. Đồ đá khác 66
    3.3.2. Đồ gốm và đất nung 66
    a. Gạch Cổ Loa 66
    b. Ngói Cổ Loa 69
    c. Đồ gia dụng – gốm Đông Sơn 73
    d. Đồ đất nung khác 75
    3.4 Gốm kiểu Hán 75
    Phần thứ ba: Niên đại và các giá trị lịch sử Văn hoá
    1. Tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển 77
    2. Giá trị lịch sử 79
    Phần thư tư: Kết Luận 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...