Luận Văn Khảo át khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cao chiết lá ổi (PSIDIUM GUAJAVA L.)

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 GIỚI THIỆU
    Bệnh tiểu đường (BTĐ) là sựrối loạn chuyển hóa carbohydrate do hormon insulin
    của tuyến tụy bịthiếu hay giảm tác động trong cơthể, biểu hiện của bệnh là nồng
    độ đường trong máu cao vượt quá ngưỡng.
    Việc điều trịkhỏi hoàn toàn BTĐvẫn còn đang nghiên cứu. Hiện nay, BTĐ được
    kiểm soát bằng nhiều hướng nhưsửdụng thuốc duy trì lượng glucose trong máu
    ổn định (Sulfonylurea hay Biguanide); thuốc hoạt hóa sựtiết insulin (Metformin);
    chất ức chếtiêu hóa và hấp thu tinh bột (Glucobay); thuốc cảm ứng độnhạy của
    insulin. Nhìn chung, các liệu pháp này có tác dụng nhất định, công dụng chính của
    các nhóm thuốc này là hạ đường huyết hoặc cung cấp insulin thay thếtạm thời cho
    người BTĐ. Trong tất cảcác loại thuốc điều trịBTĐ, phần lớn thường có thêm tác
    dụng phụnhưbéo phì, vàng da, suy đường huyết, ngộ độc gan (Nathan et al.,
    2006). Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển các thuốc hạ đường huyết, có nguồn gốc
    thực vật, đặc biệt là những cây thuốc đã được sửdụng phổbiến trong dân gian,
    nhằm tìm những thuốc mới hiệu quảvà không gây tác dụng phụlà rất cần thiết.
    Trong dân gian các bộphận từcây Ổi (Psidium guajava L.) đã được sửdụng trong
    điều trịbệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cao chiết từ Ổi có khả
    năng điều trịBTĐtheo nhiều cơchếkhác nhau (Shen et al., 2008; Rai et al., 2009;
    Soman et al., 2010; Huang et al., 2011).
    Trong nghiên cứu này, khảnăng kiểm soát đường huyết của cao chiết lá cây Ổi
    được chứng minh trên chuột bệnh tiểu đường cũng nhưkhảnăng ức chếenzyme
    biến dưỡng carbohydrate của cao chiết lá Ổi in vitrocũng được chứng minh trong
    nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...