Luận Văn Kháng sinh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kháng sinh
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện nay đã dẫn tới một loạt các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắc phục nó. Các hệ quả có thể thấy ngay đó là vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc hơn làm cho hiệu quả điều trị không cao.
    Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng chính xác và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vi khuẩn gây ra bệnh của vật nuôi. Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện khi vật nuôi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới ý kiến của người có chuyên môn.
    Cùng quá trình học tập, nghiên cứu về kháng sinh kết hợp với thực tế của việc sử dụng kháng sinh nên tôi chọn và nghiên cứu chuyên đề “Kháng sinh”. Mục đích là để hiểu sâu hơn nữa về kháng sinh, phân loại kháng sinh, cơ chế tác động của kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

    PHẦN III
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    I. KẾT LUẬN
    Thuốc kháng sinh có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời, là các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn; được dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo .).
    Đến nay, thuốc kháng sinh có nhiều nhóm với gần 500 tên thuốc. Mỗi nhóm lại có các phân nhóm hoặc các thế hệ khác nhau. Ví dụ: nhóm penicillin có 4 phân nhóm, mỗi phân nhóm lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau, mỗi tên thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau, nhóm cephalosporin có 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ có nhiều tên thuốc gốc khác nhau và nhiều tên biệt dược khác nhau. Ngoài ra còn nhiều biệt dược phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh với nhau hoặc kháng sinh với thuốc chống viêm mạnh (các loại corticoid) để tăng tác dụng. Dạng thuốc gồm có: thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ. Trong đó nhiều dạng thuốc nhất là thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ. Thuốc uống có: các loại thuốc viên (viên nén thường, viên nén bao phim, viên nhộng). Các loại thuốc nước (bột đóng lọ để pha dung dịch, bột gói để uống, hỗn dịch, sirô) . Thuốc dùng tại chỗ có: dung dịch, mỡ, kem, gel, trứng. Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai. Thuốc phun sương xịt mũi, thuốc bôi da, thuốc đặt âm đạo .
    Thuốc kháng sinh có một cơ chế tác dụng đặc biệt, đó là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, Bác sĩ nhân y cũng như Bác sĩ thú y cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, việc phối hợp kháng sinh, tránh hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn, nắm chắc các biện pháp can thiệp khi có hiện tượng sốc kháng sinh

    II. ĐỀ NGHỊ
    Sự xuất hiện tính kháng lại kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cho người, chủ yếu lại là do con người đã lạm dụng kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh, trong đó phải tính đến cả việc sử dụng kháng sinh cho súc vật. Sử dụng kháng sinh không hợp lý đã gây tích luỹ chọn lọc các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chủng vi khuẩn này lại có thể truyền plasmid sang các chủng vi khuẩn gây bệnh cho người hoặc sang các vi khuẩn cộng sinh ở người để sau đó lại được truyền sang các vi khuẩn gây bệnh, làm cho các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh tăng nhanh. Vì vậy, sử dụng kháng sinh hợp lý luôn là một vấn đề thời sự. Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
     
Đang tải...