Luận Văn Kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoá luận tốt nghiệp trường đại học luật hà nội khoá 34 năm 2013

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kháng nghị phúc thẩm là một trong những chế định quan trọng trong tố tụng hình sự. Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cho Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, qua đó kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới cả về nội dung cũng như hình thức tố tụng, đảm bảo sự công bằng của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Bản án, quyết định của Tòa án không chỉ có ảnh hưởng đến những người tham gia tố tụng mà còn ảnh hưởng tới sự công bằng của xã hội. Chính vì vậy, bản án, quyết định của Tòa án được tuyên ra phải đảm bảo chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nhưng không phải trong mọi trường hợp Tòa án, đặc biệt là Tòa án cấp sơ thẩm đều đáp ứng được yêu cầu này. Cũng chính vì điều đó mà pháp luật quy định nguyên tắc hai cấp xét xử. Kháng nghị của Viện kiểm sát là một trong những cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm và hiện thực hoá nguyên tắc hai cấp xét xử. Kháng nghị phúc thẩm là biện pháp quan trọng để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm không làm oan sai và bỏ lọt tội phạm, khắc phục các vi phạm trong hoạt động xét xử; bảo đảm pháp chế thống nhất, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, kháng nghị phúc thẩm hình sự không chỉ là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của Viện kiểm sát.
    Nhằm khắc phục những thiếu xót trong hoạt động tố tụng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời, cùng với đó là chuyên môn, nghiệp vụ của những người thực hiện tố tụng ngày càng được nâng cao đáp ứng cho công tác xét xử, định tội. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa thể khắc phục được những hạn chế kể trên dẫn đến việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát vẫn chưa đạt được kết quả tối ưu nhất, những sai phạm của Tòa án cấp sơ thẩm vẫn chưa được khắc phục kịp thời, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, làm cho mục đích xét xử không đạt được.
    Năm 2013, ngành Kiểm sát nhân dân xác định là năm hoạt động: “Đổi mới, Chất lượng, Kỷ cương, Hướng về cơ sở”. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp trong Ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thực tiễn thi hành, từ đó cho thấy kiến nghị hoàn thiện những quy định này là hết sức cần thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những vấn đề có nội dung rộng và phức tạp của khoa học luật tố tụng hình sự. Vấn đề này đã được một số nhà khoa học pháp lý nghiên cứu. Trong các sách báo pháp lý của nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
    Chúng ta có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như sau: “Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” (1998), Nxb. Chính trị quốc gia của Đinh Văn Quế; Chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thẩm hình sự - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Trần Xuân Quang (2009), Luận văn thạc sỹ luật học; “Kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình sự”, Luận văn thạc sỹ luật học của Ngô Thanh Xuyên (2011), “Vì sao tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được chấp nhận còn thấp” của Trịnh Khắc Triệu, Tạp chí kiểm sát, số 8 năm 2007; “Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hình sự” của Nguyễn Thúy Vân, Tạp chí kiểm sát số 8 năm 2007; Chế định kháng nghị phúc thẩm hình sự một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Huy Tiến, Tạp chí Kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 16/2010; “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm” của Ngô Thanh Xuyên, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/2012
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam.
    Với những lý do trên, cùng với mong muốn nghiên cứu của bản thân nên em đã chọn đề tài: Kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam làm khóa luận tốt nghiệp.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một vấn đề rộng, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chủ thể của quyền kháng nghị, thời hạn, thủ tục kháng nghị, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu về thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự, từ đó đề xuất những kiến nghị thích hợp để nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền trong tiến trình cải cách và hoàn thiện hệ thống tư pháp.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: nghiên cứu lý luận; thống kê; phân tích, tổng hợp; so sánh; phương pháp lý luận kết hợp thực tiễn; phương pháp lịch sử.
    5. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam.
    Cụ thể, khóa luận giải quyết một số vấn đề sau:
    - Phân tích làm rõ khái niệm và ý nghĩa của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm cũng như lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
    - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
    - Phân tích, đánh giá thực tiễn về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, từ đó làm rõ những vướng mắc trong quy định của pháp luật, những tồn tại trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
    6. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lí luận về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự
    Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm
    Chương 3: Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự.

    M ỤC L ỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1. 5
    Một số vấn đề lí luận về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự. 5
    1.1. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự. 5
    1.2. Ý nghĩa của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 8
    1.2.1. Ý nghĩa chính trị 8
    1.2.2. Ý nghĩa pháp lý. 9
    1.2.3. Ý nghĩa xã hội 10
    Chương 2. 12
    Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm 12
    2.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 12
    2.2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về kháng nghị phúc thẩm 15
    2.2.1. Đối tượng kháng nghị phúc thẩm hình sự. 15
    2.2.2. Chủ thể có quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự. 17
    2.2.3. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự. 18
    2.2.4. Hình thức và thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự. 21
    2.2.5. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự. 22
    2.2.6. Thông báo khi có kháng nghị phúc thẩm hình sự. 23
    2.2.7. Hậu quả pháp lý của kháng nghị phúc thẩm hình sự. 25
    2.2.8. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm hình sự. 26
    Chương 3. 29
    Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự. 29
    3.1. Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự. 29
    3.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự. 40
    3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật 40
    3.2.2. Một số kiến nghị khác. 44
    KẾT LUẬN 47

    chưa có tài liệu tham khảo nhé !!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...