LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt những thành tựu thần kỳ. Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập. Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số . Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng. Khám chữa bệnh là lĩnh vực sử dụng phần nguồn lực lớn nhất, với số nhân lực nhiều nhất phần tài chính lớn nhất. Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua, trong đó có đổi mới hệ thống y tế. Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), như các chính sách thu một phần viện phí (1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (1994), chính sách “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập. Thực tế đã chứng tỏ, đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong cung ứng dịch vụ KCB là một vấn đề phức tạp và mới mẻ, không chỉ có tác động mạnh đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng về nhiều mặt đối với cả hệ thống y tế. Hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều sự lựa chọn khi đến với các dịch vụ khám chữa bệnh tùy theo điều kiện của mình. Hệ thống khám chữa bệnh vì lợi nhuận cũng theo đó ngày càng phát triển với mức độ đáp ứng cao nhất cho người bệnh. Do đó, Nhóm 6 ủng hộ quan điểm: Khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân ít bị lạm dụng. I. Khung lý thuyết: Thông tin không đối xứng 2 II. Khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân có bị lạm dụng? 3 1. Khám chữa bệnh không vì lợi nhuận, bệnh nhân gặp vấn đề gì? 3 1.1. Hiện tượng quá tải ở các bệnh viện 3 1.2. Cơ sở vật chất yếu kém 4 1.3. Thu nhập của bác sĩ 4 1.4. Bệnh nhân bị lạm dụng 5 2. Người bệnh được gì khi khám chữa bệnh vì lợi nhuận? 7 2.1 Bệnh nhân được lựa chọn bác sĩ 7 2.2 Các chi phí được minh bạch rõ ràng 2.3 Tiết kiệm thời gian 2.4 Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo 2.5 Tiếp cận với máy móc, trang thiết bị hiện đại 3. Bệnh nhân ít bị lạm dụng 4. Một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong nước 4.1. Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc 4.2. Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn 5. Một số ý kiến của khi khám chữa bệnh tại các cơ sở vì lợi nhuận 5.1 Ý kiến của người bệnh 5.2 Ý kiến của các nhà quản lý KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC