Luận Văn Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền -Hải Dương phục vụ phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày một nâng nên, con người muốn sử dụng số tiền mình làm ra để làm phong phú hơn đời sống tinh thần .Bởi vậy du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu.Nó mang lại cho con người những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng .Từ đó du lịch trở thành một ngành kinh tế vô cùng quan trọng.Cùng với sự phát triển đó thì đối tượng du lịch văn hoá ngày càng được du khách quan tâm .Là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm nhận văn hoá của con người .Trong đó di sản văn hoá được coi là “nền móng" và văn hoá như là nền tảng , động lực của sự phát triển du lịch nói chung.
    Vì vậy việc bảo tồn tôn tạo và phát huy những giá trị của di sản văn hoá là công việc hết sức quan trọng.Nó là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển bền vững .Nó góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Di tích lịch sử văn hóa là bức thông điệp chứa đựng cả giá trị vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại cho chúng ta.
    Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng , địa điểm và các di vật ,bảo vật quốc gia thuộc công trình , địa điểm có giá trị lịch sử,văn hoá và khoa học .Trong đó Văn miếu là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt :Văn Miếu được xây dựng ra là nơi thờ Khổng Tử ,các ông tổ của Đạo Nho và cả những bậc thầy trong nền giáo dục Việt Nam .Khác với Chùa là nơi tôn thờ Đạo Phật thì Văn miếu là nơi tôn thờ Đạo Nho.
    Hải Dương nay nguyên là đất của bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, địa danh, địa giới đã bao lần thay đổi từ Hồng Lộ,Nam Sách lộ,rồi Thừa Tuyên,xứ ,trấn rồi đến tỉnh.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Hải Dương vẫn giữ được vị thế của mình là “trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn , đứng đầu phên dậu phía Đông”của kinh đô Thăng Long.
    Nằm cách Thành phố Hải Dương 16km về phía tây,Văn miếu Mao Điền thuộc huyện Cẩm Giàng là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của mảnh đất xứ Đông này.Là nơi thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại khoa Nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến tỉnh Đông.
    Văn miếu Mao Điền có 3 gian chính tẩm và 5 gian bái đường ban đầu ở xã Vĩnh Lại huyện Đường An (nay thuộc xã Vĩnh Tuy –Bình Giang) đến thời vua Quang Trung và hợp nhất với trường học ,trường thi ở đây tạo thành một trung tâm văn hoá lớn.
    Đây thực sự là tài sản vô cùng quý giá của mảnh đất này mà còn của cả dân tộc Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay.
    Là người con của Hải Dương ,tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh nhà .Chính vì điều đó nó đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền -Hải Dương phục vụ phát triển du lịch”.
    2. Mục đích
    Với đề tài “Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điên -Hải Dương phục vụ phát triển du lịch” nhằm mục đích.
    Tìm hiểu giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Văn Miếu Mao Điền và thực trạng khai thác giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch.
    Đề xuất một số giải pháp với chính quyền địa phương ,ngành du lịch cũng như các ngành có liên quan của huyện Cẩm Giàng trong việc bảo tồn và khai thác giá trị của Văn miếu một cách có hiệu quả nhất vào hoạt động du lịch.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Văn miếu Mao Điền như di vật còn lại tại Văn miếu,lễ hội truyền thống
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Về đặc điểm tự nhiên,dân cư , đời sống kinh tế ,xã hội của người dân nơi đây.

    4.Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
    Khoá luận sử dụng các thông tin tư liệu như:Báo cáo tổng kết nguồn số liệu thống kê đến đề tài lưu giữ tại xã ,tỉnh.
    Tài liệu thực địa do tác giả sưu tầm ,phỏng vấn tại địa phương .
    4.2 Phương pháp khảo sát điền giã
    Trong quá trình làm khoá luận tác giả có đi khảo sát thực tế tại Văn miếu:Quan sát,miêu tả ,chụp ảnh ,phỏng vấn.
    4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu
    Trong quá trình làm khoá luận ,tác giả có tìm hiểu và hệ thống các nguồn tư liệu đã thu thập.
    5. Đóng góp của khoá luận
    Tiếp thu thành quả của nguời đi trước ,kết hợp với khảo sát thực tế , đóng góp của khoá luận là:
    Xác định niên đại xây dựng và những lần trùng tu sửa chữa của Văn miếu.
    Tìm hiểu yếu tố văn hoá của Văn miếu.
    Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch.
    6.Bố cục
    Ngoài phần mở đầu ,kết luận chung ,phụ lục và danh mục đề tài tham khảo,bố cục của hoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung
    Chương 2: Giá trị văn hoá của Văn miếu Mao Điền.
    Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp khai thác giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...