Luận Văn Khai thác văn hóa ẩm thực Hải Dương phục vụ hoạt động du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẾ TÀI: KHAI THÁC VĂN HOÁ ẨM THỰC HẢI DƯƠNG
    PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong đời sống của con người, ẩm thực không những là văn hoá mà nó còn
    hàm chứa những ý nghĩa triết lý.
    Từ xa xưa trong dân gian nước ta đã đúc kết thành câu tục ngữ: “Học ăn,
    học nói, học gói, học mở” chủ yếu để nhắc nhở những người mới bước vào đời thì
    khâu đầu tiên là “học ăn”. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian
    thì các nhà chuyên môn, những người yêu thích, hiểu ẩm thực .đều bàn luận, viết
    những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Một trong những cuốn
    sách hay là cuốn Phân tích khẩu vị của luật sư người Pháp Jean Anthelme Brillat
    Savarin, được xuất bản lần đầu ở Pari năm 1825 gây tiếng vang rất lớn. Ông cho
    rằng: “Chính tạo hoá giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ
    nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon” [33.10]. Đó là một niềm hạnh phúc lớn
    lao của con người, là phần thưởng của tạo hoá dành cho con người. Mỗi dân tộc
    trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có phong cách ẩm
    thực với những đặc thù nhất định theo đó: “có thể đoán biết được phần chính yếu
    của số phận một dân tộc thông qua việc quan sát họ ăn như thế nào”.[98.10]
    Đối với cá nhân riêng lẻ cũng vậy: “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích
    ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào”. [10]
    Đã có một vài nhận xét thú vị được rút ra như sau:
    Ăn chính là nghệ thuật: “Chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp, tình cảm đẹp đẽ
    để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, ngày một hoàn thiện vì vậy cần phải biết
    chọn thức ăn ngon - một biểu hiện của chất lượng cuộc sống”. Rõ ràng là biết chọn
    món ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật.
    Ăn là biểu hiện văn hoá ứng xử: “Ăn uống thô tục là không biết ăn”. Cha
    ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có người cho rằng khi
    ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô tục. “Nam
    Sinh viªn: Ph¹m ThÞ N¨m 22 Líp: VH 1101




    Khai th¸c v¨n ho¸ Èm thùc H¶i D­¬ng phôc vô ho¹t ®éng Du lÞch
    thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn phải khoẻ, tư
    thế vẫn tỏ rõ nam tính, còn nữ nhi trái lại phải ăn uống dịu dàng, làm dáng, thể
    hiện cả nữ tính yểu điệu như mèo cả trong khi ăn.
    Ăn chính là thực hiện niềm vui sáng tạo: “Phát hiện một món ăn mới phải
    thấy là vui sướng như phát hiện ra một ngôi sao mới”. Tạo ra món ăn mới là một
    phát minh - nếu suy nghĩ được như vậy thì ẩm thực mới phát triển và thực ra nó
    cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu nó, để tâm sức
    vào nghiên cứu nó.
    Nghệ thuật ẩm thực được thể hiện rõ nét nơi người đầu bếp, khi chuẩn bị
    món ăn họ phải sắp xếp sao cho nguyên liệu vừa đủ với số lượng khách; nồi, niêu,
    xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nào
    sau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn nên chú ý
    lời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bội
    phần. Văn hoá ẩm thực ngày càng được đông đảo công chúng và các chuyên gia
    văn hoá chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước.
    Nghệ thuật ẩm thực đa dạng là một trong những lý do thu hút khách du lịch.
    Một điều dễ thấy là du khách mỗi khi đến các điểm du lịch không chỉ muốn khám
    phá những điều mới lạ mà còn muốn được thưởng thức ẩm thực của những nơi
    này. Ẩm thực có sức thu hút du khách rất lớn.
    Chính vì vậy, văn hoá ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch,
    thu hút với những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của một
    quốc gia, một vùng miền.
    Trong những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãi
    hơn. Cuộc sống của nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với
    văn hoá ăn uống đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Trên khắp mọi miền
    đất nước các nhà kinh doanh du lịch đã nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thực khách,
    của khách du lịch trong và ngoài nước muốn thưởng thức các món ăn, những kiểu
    ăn khác nhau ở khắp các vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Dựa trên đặc điểm
    đó nhiều nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản dân tộc đã mọc lên. Nhưng
    sẽ thú vị và độc đáo hơn nếu du khách được thưởng thức những món ăn ngon,
    Sinh viªn: Ph¹m ThÞ N¨m 33 Líp: VH 1101




    Khai th¸c v¨n ho¸ Èm thùc H¶i D­¬ng phôc vô ho¹t ®éng Du lÞch
    những vật lạ ngay trên mảnh đất mà họ đã đặt chân đến khi đi du lịch.
    Hải Dương là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch tự nhiên và du
    lịch nhân văn, là vùng đệm kinh tế của Hà Nội và Hải Phòng. Vì vậy, Hải Dương
    cần tận dụng mọi khả năng sẵn có của mình để đưa nền kinh tế hoà nhập với nền
    kinh tế chung của cả nước.
    Văn hoá ẩm thực Hải Dương cũng là một trong những loại tài nguyên có giá
    trị cần phải được tìm hiểu và khai thác một cách có hiệu quả. Khách du lịch đến
    với Hải Dương không những được tham quan những danh lam thắng cảnh đẹp mà
    còn được thưởng thức những món ăn ngon mang đậm bản sắc nơi đây.
    Với mong muốn đem lại cho du khách một cái nhìn toàn diện hơn về bức
    tranh ẩm thực Hải Dương đồng thời mở ra một hướng phát triển mới cho hoạt động
    du lịch của thành phố và đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch nước nhà,
    người viết đã lựa chọn đề tài: “Khai thác văn hoá ẩm thực Hải Dương phục vụ hoạt
    động du lịch” làm đề tài khoá luận của mình.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Hệ thống hoá các quan niệm khác nhau về văn hoá ẩm thực làm cơ sở lý
    thuyết cho việc nghiên cứu tiềm năng văn hoá ẩm thực Hải Dương.
    Làm rõ tiềm năng ẩm thực của Hải Dương để phục vụ cho sự phát triển du
    lịch qua việc tìm hiểu những món ăn đặc sắc trong kho tàng văn hoá ẩm thực Hải
    Dương. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất
    lượng hoạt động khai thác du lịch ở Hải Dương.
    Ngoài ra bài viết còn có ý nghĩa quảng bá giá trị văn hoá, phong tục tập
    quán, cách thức ăn uống, thói quen sống của người dân Hải Dương.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là văn hoá ẩm thực của người dân Hải Dương, khả
    năng khai thác văn hoá ẩm thực Hải Dương phục vụ phát triển du lịch.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu văn hoá ẩm thực tại tỉnh Hải Dương.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Bài viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Sinh viªn: Ph¹m ThÞ N¨m 44 Líp: VH 1101




    Khai th¸c v¨n ho¸ Èm thùc H¶i D­¬ng phôc vô ho¹t ®éng Du lÞch
    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu
    từ nhiều lĩnh vực như văn hoá, ẩm thực, du lịch .; nhiều nguồn tư liệu khác nhau
    có liên quan tới đề tài như sách, báo, đài, tivi, tạp chí, các trang web . người viết
    đã xử lý chọn lọc để có những kết luận cần thiết và cái nhìn khái quát về vấn đề
    nghiên cứu.
    Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này giúp định hướng, thống
    kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng
    của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu, từ đó có định hướng,
    chiến lược, giải pháp phát triển du lịch mang tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu
    quả cao trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    6. Bố cục của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung của khoá luận được trình
    bày với 3 chương chính:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung - Khái quát về văn hoá ẩm thực Việt Nam.
    Chương 2: Khái quát về tỉnh Hải Dương và đặc trưng văn hoá ẩm thực Hải
    Dương.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác văn hoá ẩm thực Hải Dương
    phục vụ hoạt động du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...