Thạc Sĩ Khai thác vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề ÁnKhai thác, vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay


    Mục lục


    Chương I. Khái quát về việc khai thác và vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí

    I. Một số tiền đề lý luận của việc vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí
    II. Những bình diện chất liệu văn học tiêu biểu được vận dụng trong sáng tạo tác phẩm báo chí
    III. Khái quát về vai trò của văn học đối với sự phát triển báo chí ở Việt Nam


    Chương II. Khai thác, vận dụng chất liệu văn học Việt Nam trong sáng tạo tác phẩm báo chí

    I. Các bình diện khai thác và các cấp độ vận dụng chất liệu văn học Việt Nam
    II. Các phương thức sử dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí
    III. Hiệu quả thẩm mỹ


    Chương III. Khai thác, vận dụng chất liệu văn học nước ngoài trong tác phẩm báo chí Việt Nam

    I. Mục đích khai thác, sử dụng
    II. Sử dụng chất liệu văn học nước ngoài trong sáng tạo các thành phần của tác phẩm báo chí
    III. Phương thức và hiệu quả nghệ thuật


    Chương IV: Khai thác các thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật

    I. Các biện pháp tu từ về từ
    II. Các biện pháp tu từ cú pháp
    III. Các biện pháp tu từ văn bản


    Chương V. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí

    I. Thực trạng của việc sử dụng văn học trên báo chí ở Việt Nam hiện nay
    II. Kiến nghị và giải pháp


    Kết luận


    Lời nói đầu

    Báo chí đang ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động tinh thần quan trọng trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin để nâng cao nhận thức và hưởng thụ cái đẹp của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống số hôm nay, báo chí phải không ngừng đổi mới, tìm tòi những phương thức phản ánh sao cho ngày càng đạt được hiệu quả cao. Ngoài việc tăng cường hiệu quả phản ánh và tác động từ những quy trình thao tác mang tính nghiệp vụ chuyên biệt, lâu nay trong hoạt động báo chí, các nhà báo vẫn thường xuyên khai thác, vận dụng sức mạnh của các hình thái ý thức xã hội khác, trong đó có văn học. Song do những điều kiện chủ quan và khách quan mà sự hỗ trợ từ phía văn học đã trở thành sự hỗ trợ quan trọng nhất đối với quá trình ra đời và phát triển của báo chí ở Việt Nam.
    Báo chí và văn học Việt Nam hiện đại cùng ra đời trong một điều kiện văn hóa lịch sử, cùng sử dụng chữ Quốc Ngữ làm chất liệu, cùng chung đội ngũ sáng tạo, đặc biệt cùng chung đối tượng phục vụ là một kiểu công chúng xưa nay vốn rất trọng văn và ngàn đời chỉ quen tiếp nhận văn chương nên giữa hai loại hình này đã sớm xuất hiện một mối giao thoa sâu đậm. Đó là mối quan hệ song phương, đa chiều. Không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của báo chí đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng chắc chắn ảnh hưởng từ văn học tới báo chí mới là chiều thuận. Bởi vì, văn học là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tức là khi nền báo chí non trẻ đang ở thời kỳ phôi thai trứng nước thì văn học đã có một bề dày lịch sử lâu dài và những thành tựu lớn lao, nên như một lẽ tự nhiên, văn học - bộ môn khoa học cơ bản và gần gũi nhất đã trở thành cội nguồn để báo chí kế thừa những tinh hoa và kinh nghiệm, văn học đã trở thành dòng sữa trong lành nuôi dưỡng báo chí không ngừng trưởng thành và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...