Luận Văn Khai thác và ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 kết hợp với một số phần mềm dạy học khác thiết kế b

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Khai thác và ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 kết hợp với một số phần mềm dạy học khác thiết kế bài giảng điện tử


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Trang
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . 3
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
    1.1. Khái niệm về PMDH 5
    1.2. Vai trò của PMDH trong dạy học tích cực 5
    1.3. Một số ưu, nhược điểm chính trong việc sử dụng PMDH . 6
    1.3.1. Ưu điểm của việc sử dụng PMDH 6
    1.3.2. Nhược điểm của việc sử dụng PMDH 7
    1.4. Một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài giảng và giảng dạy
    hóa học . 8
    1.4.1. Phần mềm Lecture Maker 2.0 . 8
    1.4.2. Phần mềm Crocodile Chemistry . 9
    1.4.3. Phần mềm Obitals Viewer 9
    1.4.4. Phần mềm Chem Office . 10
    1.5. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 và một số phần mềm
    dạy học trong thiết kế bài giảng 11
    1.5.1. Tính hiệu quả của phần mềm Lecture Maker 2.0 trong dạy
    học 11
    1.5.2. Quy trình ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 để thiết kế
    một số bài giảng 12
    1.5.3. Các yêu cầu sư phạm khi thiết kế bài giảng có sử dụng phần
    mềm Lecture Maker 2.0 13
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LECTURE MAKER 2.0 . 17
    2.1. Cài đặt và cập nhật Lecture Maker 2.0 . 17
    2.1.1. Yêu cầu hệ thống 17
    2.1.2. Cài đặt Lecture Maker 2.0 trên windows 17
    2.1.3. Gỡ chương trình cài đặt 18
    2.2. Làm việc với Lecture Maker 2.0 18
    2.2.1. Giao diện 18
    2.2.2. Các Menu . 18
    2.3. Các thao tác thực hành trên Lecture Maker 2.0 22
    2.3.1. Làm quen với môi trường làm việc Lecture Maker 2.0 . 22
    2.3.2. Tạo một bài giảng mới . 22
    2.3.3. Đặt hình nền cho bài giảng mới 23
    2.3.4. Lưu bài giảng đã tạo . 24
    2.3.5. Mở bài giảng đã tạo 24
    2.3.6. Thiết kế bố cục trình bày thống nhất cho bài giảng 24
    2.3.7. Đưa nội dung đã có trên powerpoint vào bài giảng . 25
    2.3.8. Đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo 27
    2.3.9. Đưa công thức toán học vào bài giảng 28
    2.3.10. Đưa hình vẽ vào bài giảng 28
    2.3.11. Đưa video minh họa vào bài giảng . 29
    2.3.12. Đưa câu hỏi vào bài giảng 29
    2.3.13. Thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video 31
    CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
    3.1. Phương pháp sử dụng phần mềm hiệu quả . 33
    3.2. Ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử . 33
    3.2.1. Bài Clo . 33
    3.2.2. Bài Anken 45
    3.2.3. Bài Axit Sunfuric . 54
    3.2.4. Bài Oxi . 58
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận 65
    2. Kiến nghị 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh
    đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của
    công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc
    tạo ra những nhân tố năng động mới của nền kinh tế và xã hội, mở ra triển
    vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.
    Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học theo dự
    án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng
    dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm,
    dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và
    truyền thông.
    Mặt khác giá thành thiết bị ngày càng giảm xuống cùng với các phần
    mềm ngày càng dễ sử dụng làm cho việc triển khai ứng dụng công nghệ
    thông tin trong giáo dục ngày càng trở nên thuận lợi hơn trước. Công nghệ
    thông tin cũng đã làm thay đổi hẳn vai trò của người thầy giáo trong giáo
    dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học tập
    trung vào thầy cô, nay các thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều
    phối trong kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh và hoạt hoạt động hóa
    người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy
    tính và mạng intenet.
    Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hóa học là một cách tiếp cận tri
    thức rất nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Phương pháp này khơi gợi sự
    hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục khó khăn trong việc minh họa các
    khái niệm rất trừu tượng của lý thuyết cấu tạo chất và phản ứng hóa học,
    đồng thời có thể minh họa những thí nghiệm khó và phức tạp mà thí nghiệm
    biểu diễn không thực hiện được trong điều kiện lớp học, đặc biệt là những
    thí nghiệm độc hại, không an toà n.
    Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện, sản
    phẩm của công ty Daulsoff Hàn Quốc. Đây là phần mềm được Cục Công
    nghệ Thông tin Bộ GD và ĐT Việt Nam khuyến khích sử dụng để tạo ra các
    bài giảng điện tử và có thể sử dụng trong công tác giảng dạy như một
    phương tiện dạy học có hiệu quả. Lecture Maker là phần mềm dễ dùng, giao
    diện thân thiện có cấu trúc gần giống chương trình PowerPoint của
    Microsoft Office phiên bản 2007, bên cạnh đó Lecture Maker có một số
    điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file PowerPoint, PDF, Flash,
    HTLM, Audio, Video , có thể thể thu âm trực tiếp và video. Vì vậy, giáo
    viên có thể tận dụng lại các bài giảng đã được soạn thảo từ những phần mềm
    khác vào nội dung bài giảng của mình. Với những hiểu biết về phần mề m
    này, tôi mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng nó vào dạy học sinh học ở trường
    trung học phổ thông với hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
    đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tiến mong muốn xây dụng những giờ
    học hấp dẫn đạt hiệu quả nhận thức cao, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
    “Khai thác và ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 kết hợp với một
    số phần mềm dạy học khác thiết kế bài giảng điện tử”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Học cách thức nghiên cứu khoa học
    - Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học hóa
    học ở trường phổ thông
    - Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng bằng cách ứng dụng phần mềm
    Lecture maker 2.0 và một số phần mềm dạy học khác.
    - Ứng dụng phần mềm Lecture maker 2.0 và các phần mềm dạy học khác
    để thiết kế một số giáo án điện tử.
    - Kết quả làm tư liệu cho giáo sinh khoa Hóa và Giáo viên hóa học ở
    trường phổ thông.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nói chung và đặc biệt
    là phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT.
    - Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Lecture maker
    và tìm hiểu một số phần mềm dạy học khác để kết hợp trong bài giảng.
    - Thiết kế giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Lecture maker và một số
    phần mềm dạy học khác.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    4.1.Đối tượng nghiên cứu
    - Phần mềm Lecture macker 2.0 và một số phần mềm dạy học khác ứng
    dụng thiết kế bài giảng điện tử.
    4.2.Khách thể nghiên cứu
    - Học sinh THPT.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1.Nghiên cứu lý thuyết:
    - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lí luận dạy học, giáo trình phương pháp
    dạy học hóa học, từ đó xác định được cơ sở lí luận để tổ chức quá trình dạy
    học nhằm phát huy cao độ tính tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
    - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture maker và
    một số phần mềm dạy học nhằm xác định quy trình thiết kế các phim, bài
    giảng trên máy tính.
    - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung các bài giảng điện tử có sử
    dụng phần mềm.
    5.2. Nghiên cứu thực tế:
    Sơ bộ tìm hiểu và rút ra những mặt tích cực cũng như tiêu cực của việc
    sử dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 trong soạn giáo án của giáo viên hiện
    nay. Trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu và mục đích cho một giáo án hoàn
    chỉnh có kết hợp phần mềm Lecture Maker 2.0 trong việc giảng dạy môn
    Hóa học.
    5.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    - Nhờ giáo viên hướng dẫn đề tài xem xét, đánh giá và nhận xét.
    - Nhờ tham khảo ý kiến của giáo viên dạy bộ môn phương pháp dạy học
    Hóa học, giáo viên dạy Hóa học phổ thông trong đợt thực tập xem và duyệt
    giáo án.
    - Hướng dẫn sử dụng và ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 trong
    việc soạn bài giảng điện tử để giúp đỡ giáo viên, học sinh thiết kế các tài liệu
    dạy học.
    - Những ý kiến góp phần làm rõ vai trò của việc sử dụng phần mềm
    Lecture Maker 2.0 đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học, kết hợp với
    các phần mềm thí nghiệm để bài giảng điện tử thêm sinh động và hiệu quả.
    6. Ý nghĩa nghiên cứu
    6.1. Đối với bản thân
    Là một giáo viên tương lai đề tài này giúp tôi học hỏi và thu lượm được
    các kiến thức, kĩ năng trong việc xây dựng giáo án điện tử bổ sung cho công
    tác giảng dạy sau này.
    6.2. Đối với giáo dục
    Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay của nền giáo dục nước ta, việc dạy học
    phải lấy chất lượng và hiệu quả đặt lên hàng đầu, vì vậy xây dựng giáo án tốt
    sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên. Với các lí do và mục đích trên, phần
    mềm Lecture Maker 2.0 sẽ đáp ứng một phần cho công tác giáo dục ở các
    trường đại học cũng như các trường trung học phổ thông.
    Hiện nay, mặc dù công nghệ thông tin đã và đang hỗ trợ rất đắc lực cho
    người dạy và người học nhưng không thể vì thế mà thay thế được vai trò của
    người dạy. Chính vì vậy mà công nghệ thông tin còn phụ thuộc rất nhiều vào
    người sử dụng nó.


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
    1.1. Khái niệm về phần mềm dạy học[ 4].
    PMDH là phương tiện chứa các chương trình để ra lệnh cho máy tính
    thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học theo mục đích đã
    định.
    Khác với các phương tiện dạy học khác, PMDH là một dạng vật chất
    đặc biệt- là các câu lệnh chứa thông tin, dữ liệu để điều khiển máy tính điện
    tử thực hiện các thao tác xử lí theo một thuật toán xác định. Các PMDH
    được lưu trữ trong các thiết bị nhớ ngoài của máy tính như đĩa mềm, đĩa
    cứng, CD-ROM. PMDH rất gọn nhẹ, dễ nhân bản với số lượng lớn, dễ sử
    dụng. Tùy từng môn học cụ thể mà ta có thể xâ y dựng và sử dụng các phần
    mềm tương ứng để phục vụ dạy và học môn đó.
    Các PMDH có thể sử dụng trong dạy học với các chức năng sau:
    - Dạy- học các kiến thức mới.
    - Ôn tập, cung cấp, hoàn thiện kiến thức.
    - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
    1.2. Vai trò của phần mềm dạy học trong dạy học tích cực[ 2].
    ● Phần mềm dạy học góp phần làm tăng hiệu quả dạy học
    Hiện nay việc học ở trường phổ thông rất nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến
    sự phát triển toàn diện của HS. Để giảm bớt hiện tượng này cần áp dụng
    phương pháp tự học, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo và PMDH là một trong
    những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này.
    PMDH là một “ Giáo trình sinh động”, ưu việt hơn rất nhiều so với kiểu
    dạy cũ. Trên màn hình máy tính các bài giảng được giới thiệu kết hợp với
    hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc và có cả âm thanh sẽ khác hẳn những
    giáo trình trước đây, các giác quan được tác động đồng thời trong quá trình
    lĩnh hội kiến thức, lôi cuốn HS tìm tòi những tri thức mới và tích cực hơn
    trong quá trình học. Giúp cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, đơn giản
    hóa những máy móc thiết bị quá phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất
    hóa chất công nghiệp.
    Đặc biệt việc xây dựng bài giảng bằng PMDH rất linh hoạt, GV có thể
    bổ sung, chỉnh lí những gì họ muốn. Điều này đáp ứng điều kiện giáo dục
    hiện nay, khi kiến thức khoa học thay đổi từng ngày.
    Việc học bằng máy tính giúp HS dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự
    thay đổi nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt trong quá
    trình học, HS được làm việc theo n hóm, làm việc hợp tác theo tinh thần của
    nền công nghiệp hiện đại và cũng là một trong những nội dung của dạy học
    tích cực.
    Ngoài ra, việc học bằng PMDH trên máy tính còn làm tăng kĩ năng sử
    dụng máy tính của người học, hỗ trợ cho việc học môn tin học.
    ● PMDH kích thích hứng thú học tập của HS
    Hứng thú trong học tập có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học
    tập nhất là đối với môn Hóa học – là môn khoa học thực nghiệm, nên rất cần


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học hóa học( tập 1), NXB giáo dục, Hà
    Nội,( 1994).
    2. Nguyễn Trọng Thọ, Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB
    giáo dục, TP Hồ Chí Minh,( 2002).
    3. Lê Trọng Tín, Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học
    phổ thông, NXB giáo dục.
    4. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Ứng dụng công nghệ thông tin trong
    dạy hoc, NXB giáo dục,( 2006).
    5. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 10 nâng cao – THPT.
    6. Đào Quang Trung, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture maker 2.0,
    ĐHSP Hà Nội.
    7. Sử dụng phần mềm Lecture maker 2.0 trong thiết kế bài giảng, Trường
    CĐSP Yên Bái.
    8. Các website:
    http:// thuvienkhoahoc.com
    http:// vi.wikipedia.org
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...