Thạc Sĩ Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần Từ trường và cảm ứng điện tử Vật lí lớp 11

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần "Từ trường và cảm ứng điện tử" Vật lí lớp 11

    MỤC LỤC
    trang
    Trang phụ bìa 1
    Lời cảm ơn 2
    Mục lục 1
    Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt . 5
    Danh mục các bảng, biểu đồ . 5
    Danh mục các hình vẽ 6
    MỞ ĐẦU 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI
    THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY
    HỌC VẬT LÍ . 12
    1.1. Tổng quan về Internet 12
    1.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí . 14
    1.2.1. Đổi mới PPDH vật lí . 14
    1.2.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí 21
    1.3. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí 24
    1.3.1. Kết nối và truy cập Internet 24
    1.3.2. Khai thác Internet trong dạy học vật lí . 26
    1.3.3. Sử dụng Internet trong dạy học vật lí . 35
    1.4. Kết luận chương 1 37
    Chương 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG
    DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG
    ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 39
    2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần “từ trường và cảm
    ứng điện từ” vật lí 11 39
    2.1.1. Cấu trúc, nội dung phần “từ trường và cảm ứng điện từ” 394
    2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khi dạy học phần
    “từ trường và cảm ứng điện từ” 41
    2.2. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và
    cảm ứng điện từ” vật lí 11 . 45
    2.2.1. Tìm kiếm và download các tư liệu dạy học phần “từ trường
    và cảm ứng điện từ” 45
    2.2.2. Biên tập và xây dựng nguồn tư liệu dạy học phần “từ
    trường và cảm ứng điện từ” 47
    2.2.3. Xây dựng Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm
    ứng điện từ” 53
    2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học các bài học phần “từ trường và
    cảm ứng điện từ” vật lí 11 62
    2.3. Kết luận chương 2 70
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 73
    3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 73
    3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 73
    3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 73
    3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 74
    3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 75
    3.6. Kết luận chương 3 82
    KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC P15
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    CCGD : Cải cách giáo dục
    CNTT : Công nghệ thông tin
    ĐC : Đối chứng
    GV : Giáo viên
    HS : Học sinh
    PPDH : Phương pháp dạy học
    SGK : Sách giáo khoa
    THPT : Trung học phổ thông
    TN : Thực nghiệm
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra . 78
    Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất . 79
    Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số lũy tích . 80
    Bảng 3.4. Bảng các tham số thống kê . 81
    Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm số của nhóm TN và ĐC 78
    Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của nhóm TN và ĐC . 79
    Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích nhóm TN và ĐC . 806
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
    Hình 1.1. Trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho bài giảng vật
    lí, Đại học Minnesota 26
    Hình 1.2. Kết quả tìm kiếm các trang Web chứa Flash dạy học vật lí . 30
    Hình 2.1. 45
    Hình 2.2. Cấu trúc cây thư mục nguồn tư liệu dạy học 48
    Hình 2.3. Quy tắc nắm tay phải xác định từ trường của dòng điện chạy
    qua ống dây hình trụ . 48
    Hình 2.4. Từ trường Trái Đất 49
    Hình 2.5. Video mô tả lại thí nghiệm của Oersted . 49
    Hình 2.6. Flash khảo sát từ trường của dòng điện thẳng dài 50
    Hình 2.7. Flash khảo sát từ trường của thanh nam châm 51
    Hình 2.8. Mô phỏng khảo sát các dạng từ trường . 52
    Hình 2.9. Java applets thí nghiệm lực từ . 53
    Hình 2.10. Giao diện Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm
    ứng điện từ” 55
    Hình 2.11. Site Phiếu học tập 55
    Hình 2.12. Phiếu học tập Bài 19 – Từ trường . 56
    Hình 2.13. Site Tư liệu dạy học 57
    Hình 2.14. Danh sách các tư liệu dạy học của chủ đề cảm ứng điện từ . 58
    Hình 2.15. Từ phổ của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ 59
    Hình 2.16. Java applets xác định lực từ trong các trường hợp . 60
    Hình 2.17. Site Tài nguyên Web . 61
    Hình 2.18. Site Hỗ trợ tìm kiếm/download . 617
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
    nhập quốc tế mạnh mẽ. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
    triển của đất nước là cực kì quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này,
    ngành giáo dục đang có những đổi thay đáng kể, bắt đầu từ đổi mới chương
    trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
    Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay đặt trọng tâm
    vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Định hướng đổi mới
    phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2
    khóa VIII (12-1996) là “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào
    tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
    người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
    hiện đại vào quá trình dạy học, ”.
    Luật Giáo dục (2005), tại điều 28.2, quy định “phương pháp giáo
    dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
    học sinh; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
    pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng
    kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
    học tập cho học sinh”.
    Trong quá trình đổi mới PPDH, phương tiện dạy học đóng một vai
    trò rất quan trọng. Phương tiện là công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhận thức
    của học sinh, là yếu tố gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội dung và phương
    pháp trong quá trình dạy học. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng các phương
    tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết.
    Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT), mà trước hết là máy vi tính,
    mạng máy tính được xem là một trong những phương tiện dạy học hiện đại. 8
    Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã
    nêu rõ “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
    phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện
    tiến tới một xã hội học tập ”. Kể từ đó, việc ứng dụng công nghệ thông
    tin trong dạy học ngày càng rộng rãi ở các trường phổ thông, các giáo viên
    đã bắt đầu thực hiện một số bài giảng trên lớp với sự hỗ trợ của máy vi
    tính.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy máy vi tính đa phần chỉ được sử dụng để
    hỗ trợ cho các bài trình chiếu đơn giản. Vì vậy, giờ dạy học đã trở nên
    nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học
    sinh mà mục tiêu giáo dục phổ thông đã đề ra.
    Trong khi đó, nếu giáo viên biết khai thác hệ thống tư liệu thông qua
    mạng Internet thì bài lên lớp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Các tư liệu đó chủ
    yếu gồm các hình ảnh, hoạt hình, phim thí nghiệm, phim minh họa các quá
    trình vật lí, các mô phỏng tương tác (interactive simulation) . Chúng làm
    cho các hiện tượng và quá trình vật lí trở nên sinh động hơn, các cấu trúc vi
    mô, mô hình vật lí trở nên rõ ràng hơn, Tính trực quan của các hiện
    tượng vật lí đó sẽ kích thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng thời hỗ trợ
    tốt cho hoạt động nhận thức của học sinh.
    Ngày nay, Internet ngày càng phổ biến và được triển khai ở đa số các
    trường phổ thông. Đó là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư
    viện thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong
    phú. Giáo viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông
    qua các liên kết trực tiếp đến trang web đó hay download các tư liệu nhằm
    phục vụ cho công tác dạy học, Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả
    Internet vào trong hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học
    là rất quan trọng.9
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khai thác và
    sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” Vật lí
    lớp 11”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ
    trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 nhằm góp phần tích cực hóa hoạt động
    nhận thức của học sinh, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở
    trường phổ thông.
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu khai thác và sử dụng tốt Internet trong dạy học phần “từ trường
    và cảm ứng điện từ” thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, tự chủ của học
    sinh trong quá trình học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học vật lí lớp
    11 trung học phổ thông.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy và học vật lí chương trình trung học phổ thông.
    - Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 trung học phổ thông hiện nay có sự
    hỗ trợ của Internet.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và
    cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 THPT.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT tại Tây
    Ninh.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy
    học vật lí hiện nay.10
    - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “từ trường” và “cảm ứng điện
    từ” vật lí lớp 11.
    - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc khai thác và sử dụng Internet
    trong dạy học vật lí.
    - Thiết kế một số bài giảng trên máy tính thông qua việc khai thác và
    sử dụng Internet.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả
    của vấn đề nghiên cứu.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí.
    - Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa vật lí 11.
    - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Sử dụng và khai thác Internet để lấy các tư liệu hỗ trợ dạy học phần
    “từ trường và cảm ứng điện từ”.
    - Sử dụng các tư liệu từ Internet để thiết kế một số bài học cụ thể.
    - Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực
    nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và xác định tính
    khả thi của đề tài.
    8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng
    Internet trong dạy học vật lí.11
    - Xây dựng được nguồn tư liệu dạy học đa phương tiện phần “từ
    trường và cảm ứng điện từ” hỗ trợ cho giáo viên thiết kế bài dạy trên máy
    vi tính.
    - Xây dựng được một Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm
    ứng điện từ” định hướng cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học
    sinh.
    - Thiết kế tiến trình dạy học các bài học phần “từ trường và cảm ứng
    điện từ” trên cơ sở khai thác và sử dụng Internet trong dạy học nhằm giúp
    học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong học tập, đồng thời hứng thú
    hơn với bộ môn vật lí.
    9. Cấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.
     Phần mở đầu
     Phần nội dung
    Phần này gồm có 3 chương
    Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khai thác và sử dụng
    Internet trong dạy học vật lí
    Chương II: Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ
    trường và cảm ứng điện từ”
    Chương III: Thực nghiệm sư phạm
     Phần kết luận
     Tài liệu tham khảo
     Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...