Luận Văn Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lị

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây

    là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục
    cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử và là một trong những nét đặc
    trưng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của dân tộc đó, để khi nhìn cách ăn
    mặc của họ chúng ta có thể dễ dàng biết được họ thuộc quốc gia nào. Trang
    phục không chỉ đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể hiện cá tính của người
    mặc: diu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ. Trang phục khi đứng
    bên cạnh truyền thống được nâng lên một tầm cao mới. Trang phục truyền thống
    ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang phục để mặc nhưng chứa đựng bên
    trong đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất nước, cùng bao nét đẹp tâm hồn của
    người dân đất nước đó. Bộ trang phục truyền thống mang đậm giá trị thiêng
    liêng, cao quý đã được đúc kết qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế
    có thể gọi trang phục truyền thống là quốc phục_biểu tượng trang phục của một
    quốc gia.
    Ngày nay, Việt Nam đang tiếp nhận những nét văn hóa của ngoại quốc từ
    nhiều phương diện, trong đó văn hóa mặc đang bị ảnh hưởng nhiều nhất đến thế
    hệ trẻ Việt Nam khiến chúng ta cần tìm lại những nét đẹp truyền thống trong
    trang phục cổ truyền Việt Nam để cùng giữ gìn và tôn vinh. Nhận thấy trang
    phục áo dài truyền thốngViệt Nam mang trong mình nhiều giá trị thiết thực cho
    kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước nói chung và phục vụ cho các hoạt động
    Văn hóa Du lịch nói riêng, nên em xin nghiên cứu đôi nét về việc “ Khai thác và
    sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động
    Văn hóa Du lịch”.
    Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài góp phần thể hiện tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam về tình yêu quê
    hương đất nước, yêu những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời của cha
    ông bao năm tạo dựng và gìn giữ.
    Việt Nam đang trên đà hội nhập về nhiều lĩnh vực, cùng với hiệu quả tích
    cực mang lại còn không ít nguy cơ về sự hòa tan giá trị truyền thống và bản sắc
    dân tộc. Ngành du lịch cùng với những ngành kinh tế khác đang phát triển để
    đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Khai thác những lĩnh vực tự
    nhiên xã hội và văn hóa nào để phục vụ và phát triển du lịch bền vững cũng là
    điều đáng chú ý trong thời đại.
    Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
    đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả và lâu dài những giá trị đó cho ngành
    du lịch và các hoạt động văn hóa của đất nước là những nhiệm vụ của ngành văn
    hóa du lịch trong thời đại ngày nay.
    Áo dài là một trong những hiện thân độc đáo về văn hóa truyền thống độc
    đáo của Việt Nam. Bản thân nó có lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp
    để đáp ứng nhu cầu và thẩm mĩ cuả người sử dụng. Áo dài tiềm tàng giá trị kinh
    tế, văn hóa, xã hội và nhân văn nhưng cần được khai thác và sử dụng hợp lý.
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: thông qua hệ thống sách có liên
    quan đến đề tài và những tài liệu được tập hợp từ những nguồn cho phép, từ đó
    tổng kết và xây dựng những vốn tư liệu cơ bản để tạo dựng nội dung.
    Phương pháp lịch sử: Thông qua những tài liệu đã được thu thập của những
    nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài, từ đở lý và nâng cao theo nội dung
    của đề tài để đáp ứng đúng yêu cầu nghiên cứu.
    Phương pháp so sánh: So sánh vẻ đẹp truyền thống giữa áo dài truyền thống
    của Việt Nam và áo dài truyền thống của Nhật Bản và Hàn Quốc. Để từ đó làm
    nổi bật giá trị và vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và khả năng khai thác sử dụng vẻ
    đẹp đó vào các hoạt động văn hóa du lịch.
    Phương pháp điền dã: Trực tiếp đến cơ sở sản xuất và bán áo dài Việt Nam
    để tìm hiểu về phương thức may áo dài, đối tượng khách hàng chính, thị hiếu
    chung về áo dài, thái độ và cảm nhận về áo dài của những người may áo dài-
    chính là những người tham gia trực tiếp trong một những khâu quan trọng để
    bảo tồn áo dài.
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu chiếc áo dài Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu: Tại các địa phương có bề dày lịch sử văn hóa lâu
    đời, nơi áo dài được tôn vinh và sử dụng phổ biến từ khi nó ra đời đồng thời có
    tiềm năng phát triển du lịch.
    KẾT CẤU KHÓA LUẬN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận
    được kết cấu thành ba chương:
    Chương I : Cái đẹp áo dài Việt Nam dưới góc nhìn nghệ thuật.
    Chương II: Thực tiễn hình ảnh cái đẹp áo dài Việt Nam từ truyền thống
    đến hiện đại
    Chương III : Quảng bá và khai thác cái đẹp truyền thống áo dài Việt Nam
    vào các hoạt động Văn hóa du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...