Luận Văn Khai thác tuyến phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Phố cổ Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế văn hóa
    đặc biệt là đối với ngành du lịch của thủ đô. Nhắc tới phố cổ Hà Nội là nhắc tới
    vẻ đẹp của kiến trúc nhà ống, vẻ đẹp của những con phố nhỏ với những tên gọi
    độc đáo, đan xen như những ô bàn cờ và văn hóa được kết tinh trong trong cuộc
    sống của những cư dân phố cổ. Đặc biệt, sau Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
    Long - Hà Nội, giá trị văn hóa, lịch sử của phố cổ Hà Nội ngày càng được khẳng
    định. Phố cổ Hà Nội là điểm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch,
    đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
    Phố cổ Hà Nội được khai thác du lịch trong nhiều năm. Tuy nhiên, hoạt
    động khai thác du lịch tại phố cổ Hà Nội hiện nay còn nhiều điều bất cập: Chất
    lượng tour, tuyến; đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên; vấn đề đầu tư chất
    lượng dịch vụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vấn đề quy hoạch trở thành tuyến
    phố đi bộ; môi trường xã hội và môi trường sinh thái tại phố cổ Hà Nội Bên
    cạnh đó, phố cổ Hà Nội ngày nay đã có nhiều thay đổi, phần lớn khu phố đã
    phần nào mất đi dáng vẻ đặc trưng độc đáo hấp dẫn do sự ảnh hưởng của thời
    gian, khí hậu và bởi con người Giá trị phố cổ mất đi đồng nghĩa với việc giảm
    khả năng thu hút khách khách du lịch. Do đó, để khai thác hiệu quả giá trị của
    phố cổ Hà Nội cho phát triển du lịch và đảm bảo vấn đề bảo tồn, tôn tạo phố cổ
    Hà Nội thì phải có hệ thống các giải pháp và chương trình triển khai đồng bộ,
    trong đó từng khu phố phải được nghiên cứu kỹ và được quy hoạch sao cho khai
    thác được hợp lý những giá trị lịch sử văn hóa của nó.
    Do vậy, việc chọn đề tài “Khai thác tuyến phố cổ Hà Nội phục vụ phát
    triển du lịch” nhằm đóng góp những ý tưởng, nâng cao hiệu quả khai thác tuyến
    phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch trong mối quan hệ hài hòa giữa mục
    tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội.

    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    - Tổng hợp những vấn đề lý luận về quản lý phố cổ nhằm mục đich phát
    triển Du lịch. Xác định nhu cầu phát triển của phố cổ nói chung trong thời đại
    hiện đại
    - Đánh giá những thực trạng phát triển du lịch hiện nay của phố cổ Hà Nội
    hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại phố
    cổ
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khai thác tuyến phố Cổ Hà
    Nội nhằm phát triển du lịch.
    - Phạm vi nghiên cứu: về mặt lãnh thổ, khóa luận tập trung nghiên cứu
    trong khu phố Cổ Hà Nội. Về mặt nội dung, khóa luận tiến hành nghiên cứu các
    vấn đề xã hội( nhân văn, cơ sở hạ tầng, môi trường ) trong khu phố Cổ Hà Nội
    nhằm khai thác phục vụ phát triển du lịch của Thủ đô nói riêng và cả nước nói
    chung.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    _ Phương pháp khảo sát thực địa
    _ Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống thông tin, dữ liệu
    _ Phương pháp thống kê du lịch
    _ Phương pháp bản đồ
    5. Kết cấu của Khóa luận
    Khóa luận bao gồm có 3 phần lớn là: phần mở đầu, phần nội dung và phần
    kết luận. Ngoài ra Khóa luận còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
    Phần nội dung của Khóa luận gồm có 3 chương như sau:
    Chương 1: Phố cổ Hà Nội và cơ sở lý luận về quản lý và khai thác phố cổ
    Hà Nội trong phát triển du lịch
    Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội.
    Chương 3: Các định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả việc khai
    thác du lịch tại phố cổ Hà Nội.

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC PHỐ CỔ
    HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    1.1. Khái niệm phố cổ
    Theo Bản quy ước về việc đặt tên đường, phố, ngõ của Tp Hà Nội được
    UBND Tp Hà Nội ban hành từ năm 1998, việc đặt tên phố, tên đường được dựa
    trên vào quy mô, vị trí, tính chất của từng trường hợp. Cụ thể là: Đặt là phố đối
    với những đường có quy mô nhỏ và hai bên có những công trình kiến trúc liên
    tiếp (nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở cơ quan, )
    Theo Bách khoa toàn thư, có viết khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông
    thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng
    thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công
    nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng,
    mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô.
    Theo Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng: Danh từ Phố cổ mới
    xuất hiện từ sau năm 1980, trước đó khi người ta nói đến các khu phố cổ thì
    người ta gọi đơn giản là "Phố" hoặc "Hà Nội 36 phố phường”. “Thực ra cách gọi
    là phố cổ cũng không đúng lắm, vì trong khu phố ấy nhà cửa cũng chỉ trên 100
    năm tuổi, nhưng vị trí thì đã có trên 1000 năm rồi, nên gọi thế để dễ phân biệt
    với khu phố do người Tây xây dựng”.
    Trong diễn đàn “ Đi tìm tên mới cho phố cổ Hà Nội” trên báo Lao Động
    năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu về Hà Nội cũng nói đến ý nghĩa của cụm từ “
    phố cổ”. Nhiều kiến trúc sư cho rằng tên “phố cổ” đã không phản ánh đúng hiện
    thực vì giá trị của phố cổ không chỉ nằm ở các vật thể hữu hình mà còn được tạo
    nên bởi các truyền thống sinh hoạt của người dân. Quan điểm của nhiều nhà
    nghiên cứu cũng cho rằng tên gọi phố cổ chỉ mang tính ước lệ nhưng đã được
    dùng quen và được nhiều người thừa nhận từ nhiều năm nay.
    Như vậy, tên gọi “phố cổ” được hiểu chính xác và đầy đủ nhất phải bảo
    gồm cả giá trị hữu hình và các giá trị vô hình. Có nghĩa là tại phố cổ phải bảo
    tồn được các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà ở truyền thống và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...