Tiến Sĩ Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung bộ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung bộ Việt Nam
    Định dạng file word
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1
    VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI 1
    1.1. Du lịch sinh thái 1
    1.1.1. Những tác động của du lịch đến môi trường - lý do ra đời của du lịch sinh
    thái .1
    1.1.1.1. Những tác động tích cực 1
    1.1.1.2. Những tác động tiêu cực 2
    1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái .3
    1.1.2.1. Một số định nghĩa về du lịch sinh thái .3
    1.1.2.2. Mô hình điểm du lịch sinh thái 6
    1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái 8
    1.1.3.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái 9
    1.1.3.2. Đặc điểm của khách du lịch sinh thái .13
    1.1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái .15
    1.1.3.4. Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái .16
    1.1.4. Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái 18
    1.1.4.1. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào những giá trị của thiên nhiên và
    bản sắc văn hoá địa phương 18
    1.1.4.2. Nguyên tắc có diễn giải, giáo dục môi trường trong hoạt động du lịch
    .19
    1.1.4.3. Nguyên tắc đóng góp cho bảo tồn để quản lý bền vững về môi trường
    sinh thái .19
    1.1.4.4. Nguyên tắc mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và đóng góp cho
    sự phát triển bền vững .20
    1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái .21
    1.1.5.1. Ý nghĩa về kinh tế 21
    1.1.5.2. Ý nghĩa về xã hội .22
    1.1.5.3. Ý nghĩa về môi trường .22
    1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái . 23
    1.2.1. Chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái 23
    1.2.1.1. Quy mô của tài nguyên du lịch sinh thái 23
    1.2.1.2. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái 23
    1.2.1.3. Sự thuận lợi trong đầu tư và tiếp cận tài nguyên du lịch sinh thái .24
    1.2.1.4. Sự an toàn tại điểm đến có tài nguyên du lịch sinh thái .25
    1.2.1.5. Các tiêu chí khác phản ánh chất lượng của tài nguyên du lịch sinh
    thái .25
    1.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái biểu hiện qua cơ cấu tài nguyên du lịch .26
    1.2.2.1. Cơ cấu theo chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái 26
    1.2.2.2. Cơ cấu theo loại hình tài nguyên du lịch sinh thái .27
    1.2.2.3. Cơ cấu theo tình trạng khai thác .27
    1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái . 30
    1.3.1. Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái .30
    1.3.1.1. Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá tài nguyên du lịch .30
    1.3.1.2. Phương pháp chuyên gia trong đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 33
    1.3.2. Nội dung đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 35
    1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ
    bản .35
    1.3.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một lãnh thổ du lịch 37
    1.4. Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - Nguyên tắc, nội dung và điều kiện khai
    thác . 38
    1.4.1. Khái niệm về khai thác tiềm năng du lịch sinh thái 38
    1.4.1.1. Khái niệm .38
    1.4.1.2. Các đối tượng liên quan đến khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .39
    1.4.2. Nguyên tắc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .39
    1.4.2.1. Nguyên tắc phát triển bền vững .39
    1.4.2.2. Nguyên tắc hài hoà lợi ích 41
    1.4.3. Các điều kiện để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .42
    1.4.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái 42
    1.4.3.2. Nguồn nhân lực du lịch sinh thái .43
    1.4.3.3. Các điều kiện khác .44
    1.4.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .45
    1.4.4.1. Quy định các tiêu chí của một điểm du lịch sinh thái 45
    1.4.4.2. Quy hoạch tuyến điểm du lịch sinh thái và chuẩn bị các điều kiện để
    triển khai hoạt động du lịch sinh thái theo quy hoạch 47
    1.4.4.3. Tổ chức triển khai và quản lý hoạt động đối với các điểm du lịch sinh
    thái .48
    1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương trong nước và những bài
    học trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái . 49
    1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia .49
    1.5.1.1. Ở Australia .49
    1.5.1.2. Ở Thái Lan .50
    1.5.1.3. Ở Costa Rica .51
    1.5.2. Nghiên cứu một vài mô hình du lịch sinh thái trong nước .53
    1.5.2.1. Tại Hồ Ba Bể - Bắc Cạn .53
    1.5.2.2. Tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh .54
    1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .55
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 56
    CHƯƠNG 2 58
    TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI 58
    VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI . 58
    VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 58
    2.1. Khái quát về Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam . 58
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 58
    2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Vùng Du lịch Bắc Trung bộ 59
    2.1.3. Tình hình phát triển du lịch Vùng Du lịch Bắc Trung bộ .60
    2.2. Tiềm năng và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
    Bộ . 62
    2.2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 62
    2.2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái khu vực rừng núi 62
    2.2.1.2. Tài nguyên du lịch biển đảo .63
    2.2.1.3. Tài nguyên du lịch vùng đầm phá 64
    2.2.1.4. Hệ thống sông, hồ, suối 65
    2.2.1.5. Tài nguyên du lịch văn hóa bản địa (hay văn hóa địa phương) .65
    2.2.2. Các điều kiện khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc
    Trung Bộ 67
    2.2.2.1. Điều kiện về thị trường khách du lịch sinh thái .67
    2.2.2.2. Về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái .70
    2.2.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 72
    2.2.2.4. Về nguồn nhân lực du lịch .73
    2.2.2.5. Các điều kiện khác .78
    2.2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và các điều kiện khai thác tiềm năng
    du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ .79
    2.2.3.1. Nội dung đánh giá .79
    2.2.3.2. Phương pháp đánh giá 80
    2.2.3.3. Quá trình và kết quả thực hiện .82
    2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
    Du lịch Bắc Trung Bộ 87
    2.3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
    Bộ về mặt lượng 87
    2.3.1.1. Việc hình thành các điểm du lịch sinh thái (Tình hình khai thác tiềm
    năng du lịch sinh thái về mặt lượng) .87
    2.3.1.2. Đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch sinh thái về mặt lượng
    .90
    2.3.2. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc của du lịch sinh thái tại các điểm du
    lịch có TNDL sinh thái 91
    2.3.2.1. Sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và
    bản sắc văn hoá địa phương 92
    2.3.2.2. Du lịch gắn với giáo dục về môi trường 95
    2.3.2.3. Đóng góp cho việc bảo tồn .97
    2.3.2.4. Đem lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển bền vững
    .98
    2.3.3. Đánh giá chung thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du
    lịch Bắc Trung Bộ .101
    2.3.3.1. Những mặt tích cực 101
    2.3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó 102
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 103
    CHƯƠNG 3 105
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
    VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 105
    3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch
    sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 105
    3.1.1. Căn cứ vào yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới .105
    3.1.1.1. Yêu cầu chung trong phát triển du lịch Việt Nam 105
    3.1.1.2. Yêu cầu trong phát triển du lịch của Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 106
    3.1.2. Căn cứ vào điều kiện phát triển du lịch sinh thái trong thời gian đến 107
    3.1.2.1. Về hệ thống kết cấu hạ tầng .107
    3.1.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 108
    3.1.2.3. Về các điều kiện khác 109
    3.1.2.4. Về vấn đề nhân lực du lịch .110
    3.1.2.5. Về hành lang pháp lý cho du lịch sinh thái phát triển 111
    3.1.3. Căn cứ vào dự báo, dự đoán về sự thay đổi về dòng khách du lịch sinh
    thái đến Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 112
    3.1.3.1. Đối với dòng khách nội địa 112
    3.1.3.2. Đối với dòng khách quốc tế .113
    3.2. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 114
    3.2.1. Định hướng thị trường khách du lịch sinh thái .114
    3.2.1.1. Định hướng thị trường khách du lịch quốc tế 114
    3.2.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch nội địa .115
    3.2.2. Định hướng sản phẩm du lịch sinh thái .116
    3.3. Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
    Bộ Việt Nam . 117
    3.3.1. Quy hoạch và phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch
    Bắc Trung Bộ (Phát triển du lịch sinh thái về mặt số lượng) 118
    3.3.1.1. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái cơ bản của Vùng .118
    3.3.1.2. Xác định và phát triển các điểm du lịch sinh thái hạt nhân của Vùng.
    .119
    3.3.1.3. Xác định các điểm du lịch sinh thái vệ tinh hỗ trợ cho các điểm du
    lịch sinh thái hạt nhân 122
    3.3.2. Thực hiện tuyên truyền quảng bá cho du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc
    Trung Bộ 124
    3.3.2.1. Xác định mục tiêu và nội dung tương ứng để tuyên truyền quảng bá
    .124
    3.3.2.2. Xác định trách nhiệm và lựa chọn hình thức tuyên truyền quảng bá
    .124
    3.3.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái 127
    3.3.3.1. Phân tích công việc và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch sinh thái 127
    3.3.3.2. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch sinh thái 129
    3.3.3.3. Thực hiện đãi ngộ đối với lực lượng lao động du lịch sinh thái 130
    3.3.4. Khai thác và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho khai
    thác tiềm năng du lịch sinh thái .131
    3.3.4.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư để phát triển một điểm du lịch sinh thái
    .132
    3.3.4.2. Xác định nguồn vốn đầu tư 132
    3.3.4.3. Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư 133
    3.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động tại các điểm du lịch sinh thái 134
    3.3.5.1. Xác định các đối tượng cụ thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh
    thái và phân định trách nhiệm và quyền lợi đối với từng đối tượng .135
    3.3.5.2. Quản lý hoạt động tại điểm du lịch sinh thái .137
    3.3.6. Nghiên cứu điển hình: Các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch
    sinh thái tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 138
    3.3.6.1. Quy hoạch Cù Lao Chàm là điểm du lịch sinh thái hạt nhân trong hệ
    thống tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ 138
    3.3.6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm
    .139
    3.3.6.3. Giải pháp về vốn đầu tư cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm .141
    3.3.6.4. Giải pháp trong quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm
    .142
    3.4. Một số khuyến nghị nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
    Du lịch Bắc Trung Bộ 146
    3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước .146
    3.4.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước Du lịch 147
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 148
    KẾT LUẬN LUẬN ÁN . 150
    MỤC LỤC 152

    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
    VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
    1.1. Du lịch sinh thái
    1.1.1. Những tác động của du lịch đến môi trường - lý do ra đời của du lịch
    sinh thái
    Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử và ngày nay đã trở thành một hiện
    tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Tại nhiều quốc gia, du lịch (DL) đã trở thành
    ngành kinh tế mũi nhọn, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt
    động du lịch liên quan tới nhiều lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế thế giới, với sự
    gắn kết phức tạp giữa kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.
    Theo Ông Francesco Frangialli - Tổng thư kí Tổ chức Du lịch Thế giới Liên
    hợp quốc (WTO): “Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đóng
    góp lớn nhất cho phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Năm 2007 tổng
    lượng du khách quốc tế đạt mức 900 triệu người, và Tổ chức Du lịch thế giới -
    Liên hiệp quốc dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ du khách vào năm
    2020"[52, tr.2].
    Sự phát triển của DL, bên cạnh những tác động tích cực cũng còn nhiều tác
    động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.
    1.1.1.1. Những tác động tích cực
    Đối với môi trường tự nhiên: Tính chất nhạy cảm của các vấn đề môi
    trường trong lĩnh vực du lịch đã được nhiều người đề cập và nghiên cứu. Trong tác
    phẩm Introduction to Ecotourism, David A. Fennall đã đánh giá: "Khoảng giữa
    những năm 1970 từ những nỗ lực của Budowski (1976), Krippendorf (1977) và
    Cohen (1978) trong những công trình của họ về du lịch và môi trường đã đem lại
    danh tiếng phi thường. Budowski định nghĩa ba “trạng thái” khác nhau trong mối
    quan hệ giữa du lịch và việc bảo vệ môi trường: (1) mâu thuẫn, (2) cùng tồn tại và
    (3) cộng sinh"[47, tr.98]. Ông cảm thấy rằng sự bành trướng của DL dẫn tới những
    ảnh hưởng không thể phủ nhận với những nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào;
    và vì thế mà mối quan hệ này qua thời gian sẽ là sự cùng tồn tại dần tới mâu thuẫn.
    Nhờ hoạt động DL, những khu vực có hệ thống động thực vật phong phú,
    nguyên sơ trở thành những điểm hấp dẫn du khách mang lại những giá trị kinh tế -
    xã hội. Nhờ đó, hoạt động kiểm soát, đánh giá TNTN và bảo vệ TNTN được coi
    trọng. Từ hoạt động du lịch, các nguồn kinh phí thu được từ KDL được sử dụng
    cho việc bảo vệ TNTN được hình thành và phát triển, tạo ra khả năng tài chính dồi
    dào cho việc bảo vệ môi trường.
    Hoạt động DL góp phần tăng cường chất lượng môi trường: thông qua việc
    cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng
    không khí, nước, đất, mức độ của tiếng ồn, rác thải và những vấn đề môi trường
    khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL.
    Đối với môi trường xã hội: DL phát triển sẽ kéo các ngành kinh tế khác
    phát triển theo (công nghiệp, nông nghiệp, ận tải, thông tin liên lạc, tài chính, .) để
    đáp ứng các nhu cầu của KDL, đồng thời khi các ngành kinh tế phát triển tạo ra
    điều kiện tốt của nền kinh tế lại thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
    Hoạt động DL góp phần đề cao môi trường, tăng cường hiểu biết của cộng
    đồng dân cư về môi trường. Việc phát triển các cơ sở DL với thiết kế hợp lý, cùng
    với những quy chế bảo vệ phù hợp sẽ góp phần đề cao giá trị các cảnh quan thiên
    nhiên. Đồng thời, thông qua hoạt động DL mà việc tuyên truyền giáo dục đối với
    cộng đồng dân cư về các giá trị thiên nhiên và ý thức bảo vệ các giá trị tự nhiên đó.
    Bên cạnh đó, từ các nguồn thu của hoạt động DL sẽ góp phần cải thiện kết
    cấu hạ tầng đối với các địa phương, các khu vực như hệ thống đường sá, sân bay,
    hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hệ thống thông tin
    liên lạc, .để phục vụ hoạt động DL và phục vụ các nhu cầu khác của nền kinh tế.
    1.1.1.2. Những tác động tiêu cực
     
Đang tải...