Báo Cáo Khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    DANH MỤC CÁC BẢNG 6

    MỞ ĐẦU 9

    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9

    2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10

    3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12

    CHƯƠNG I 13

    MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

    1.1. TÊN DỰ ÁN 13

    1.2. CHỦ DỰ ÁN 13

    1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13

    1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14

    1.4.1. Quy mô Dự án 14

    1.4.2. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. 19

    1.4.3. Tiến độ thực hiện dự án 21

    1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 21

    1.6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 22

    CHƯƠNG II 23

    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 23

    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23

    2.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình 23

    2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24

    2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 28

    2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33

    2.2.1. Điều kiện kinh tế 33

    2.2.2. Điều kiện xã hội 34

    CHƯƠNG III 35

    ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35

    3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35

    3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 35

    3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35

    3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 35

    3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 36

    3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 36

    3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 38

    3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 38

    3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 38

    3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động 39

    3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40

    3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 40

    3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 41

    3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42

    3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42

    3.3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí 42

    3.3.1.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 45

    3.3.1.3. Tác động tới môi trường đất 48

    3.3.1.4. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ 49

    3.3.1.5. Tác động đến tài nguyên sinh học 50

    3.3.1.6. Các tác động khác 50

    3.3.1.7. Tác động về kinh tế - xã hội 51

    3.3.1.8. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án 52

    3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 52

    3.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 53

    3.3.2.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 59

    3.3.2.3. Tác động do chất thải rắn 63

    3.3.2.4. Tác động do ô nhiễm phóng xạ 64

    3.3.2.5. Tác động về kinh tế - xã hội 65

    3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án 66

    CHƯƠNG IV 67

    BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67

    4.1. NGUYÊN TẮC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67

    4.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67

    4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng 67

    4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí 69

    4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước 69

    4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 70

    4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 70

    4.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 70

    4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 71

    4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74

    4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái 74

    4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ 75

    4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75

    4.5. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 76

    CHƯƠNG V 77

    CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77

    5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 77

    5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 78

    CHƯƠNG VI 79

    CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79

    CHƯƠNG VII 84

    DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 84

    7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 84

    7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 84

    7.3. TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86

    CHƯƠNG VIII 87

    Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 87

    CHƯƠNG IX 89

    CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 89

    9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 89

    9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 90

    9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 91

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

    1. KẾT LUẬN 93

    2. KIẾN NGHỊ 94

    MỞ ĐẦU


    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

    Bình Thuận là một trong các tỉnh có tiềm năng lớn về Titan sa khoáng. Các mỏ và các điểm quặng Titan sa khoáng phân bố rải rác dọc gần 200km bờ biển thuộc địa phận của tỉnh. Cụ thể hóa phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2025 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 2 năm 2008, Cục Địa chất và Khoáng sản cùng với các ban ngành Trung ương phối hợp với tỉnh Bình Thuận tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch Titan trên địa bàn tỉnh. Trên địa phận một số huyện ven biển, ngoài phần mỏ Titan sa khoáng được đưa vào quy hoạch công nghiệp khai thác, chế biến chung của cả nước còn có một số khu vực có dấu hiệu có cát đen (quặng Titan sa khoáng).

    Qua khảo sát thực tế tại khu vực 57 ha (thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) và khu vực 8,55 ha (thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi) cho thấy: tuy hàm lượng quặng Ilmenite – Zircon tại các khu vực này không cao nhưng với khả năng kỹ thuật và kinh nghiệm khai thác, cùng với cơ sở chế biến hiện có, Công ty TNHH TM Tân Quang Cường có thể tiến hành khai thác thu hồi quặng Ilmenite – Zircon và đưa vào chế biến ra các sản phẩm tinh quặng ilmenite, zircon xuất khẩu vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày 26 tháng 5 năm 2008, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn số 2451/UBND-KT đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH TM Tân Quang Cường lập hồ sơ xin cấp phép khai thác thu hồi ilmenite – zircon tại các khu vực nói trên.

    Việc xin khai thác thu hồi quặng Ilmenite – Zircon của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản của địa phương, đồng thời việc thu hồi quặng này vừa có tác dụng làm sạch môi trường ven biển để phát triển du lịch vừa mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội. Mặc dù một phần diện tích các khu vực khai thác chồng lấn với một vài dự án du lịch, song nếu không được khai thác trước khi các dự án du lịch triển khai xây dựng công trình thì lượng quặng này sẽ nằm lại vĩnh viễn trong lòng đất và đây quả là sự lãng phí tài nguyên khoáng sản quốc gia, chưa kể đến những tác động xấu về môi trường do trong thành phần quặng có chứa các chất phóng xạ, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe du khách và dân cư sinh sống trong vùng. UBND Tỉnh đã lấy ý kiến của các Bộ ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Du lịch làm cơ sở đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tổ chức thu hồi quặng Ilmenite – Zircon tại khu vực trên. Đề nghị của UBND Tỉnh đã được tất cả các Bộ ngành trên nhất trí ủng hộ bằng các văn bản chính thức.

    Do đó, Công ty TNHH TM Tân Quang Cường tổ chức khai thác thu hồi Ilmenite – Zircon tại khu vực trên là một sự cần thiết khách quan, bởi việc khai thác thu hồi này đúng với các quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý của địa phương, đồng thời mang lại những lợi ích cho Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp cả về mặt kinh tế và xã hội.

    Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hoá chất) công suất 100.000m3 cát quặng/năm trở lên phải lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM), do đó Công Ty TNHH TM Tân Quang Cường đã kết hợp với Công ty TNHH KHKT & Môi Trường Minh Việt (MIVITCH) tiến hành lập báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon công suất 1.425.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và công suất 513.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

    2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường:

     Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005;

     Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/03/1996.

     Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;

     Công văn số 570/TTg-CN ngày 11/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

     Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

     Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

     Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

     Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính Phủ về việc quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

     Thông tư 02/2005/BTN-MT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

     Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

     Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

     Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

     Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.

     Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

     Căn cứ nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

     Căn cứ quyết định số 06/2005/QĐ – BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng.

     Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành kèm theo Qui chế quản lý và Đầu tư xây dựng, Nghị định 12/200/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đã ban hành kèm theo Nghị định 52/NĐ-CP.

     Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định Dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư.

     Căn cứ Công văn số 2451/UBND – KT ngày 26 tháng 05 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc “đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường lập hồ sơ xin cấp phép khai thác thu hồi ilmenite - zircon” tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

    Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:

     TCVN 3985 – 1985: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động;

     TCVN 5949 – 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);

     TCVN 5943 – 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ (cột A: Áp dụng đối với nước biển dùng làm bãi tắm);

     TCVN 5944 – 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm;

     Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2002);

     TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;

     TCVN 5938 – 2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

     TCVN 5939 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

     TCVN 5940 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

     TCVN 5945 – 2005 (Cột B): Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

    3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

    Công ty TNHH TM Tân Quang Cường đã phối hợp với Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt (Mivitech) tiến hành xây dựng Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

    Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường tại Bình Thuận là cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM. Cơ quan tư vấn là Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt (Mivitech).

    Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn:

     Đại diện : Ông NGUYỄN QUANG VINH

     Chức vụ : Giám đốc

     Địa chỉ : 20/2, Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM

     Điện thoại : 08. 2741380

     Fax : 08. 8951765
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...