Đồ Án Khai thác sử dụng hiệu quả động cơ ô tô Toyota 1TR-FE và Thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mục lục
    Lời nói đầu
    PHẦN 1
    KHAI THÁC ĐỘNG CƠ TOYOTA 1TR-FE
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

    1.1. Lý do chọn đề tài
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    1.3. Mục đích của đề tài
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    CHƯƠNG 2
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ 1TR-FE
    CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA 1TR-FE

    2.1. Tổng quan
    2.2. Một vài thông số về động cơ
    2.3. Các hệ thống trên động cơ 1TR-FE
    2.4. Bố trí động cơ trên xe Toyota Innova
    2.5 Hệ thống điều khiển động cơ 1TR-FE
    2.6. Thân máy – Nắp Cylinder – Cylinder
    2.6.1 Thân máy và cácte
    2.6.2 Cylinder
    2.6.3 Nắp máy
    2.7 Cơ cấu Piston – Trục khuỷu – Thanh truyền – Bánh đà
    2.7.1 Piston - segment
    2.7.2 Thanh truyền
    2.7.3 Trục khuỷu
    2.7.4 Bánh đà
    2.8 Cơ cấu phân phối khí VVT-i
    2.8.1 Phân loại
    2.8.2 Cấu tạo và nguyên lý của cơ cấu phối khí – Hệ thống VVT-i
    2.9 Hệ thống bôi trơn
    2.10 Hệ thống làm mát
    2.11 Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu phun xăng điều khiển bằng điện tử – EFI
    2.12 Hệ thống điều chỉnh khí thải
    2.13 Hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS với đánh lửa sớm ESA
    CHƯƠNG 3
    CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỊNH KỲ
    BẢO DƯỠNG CHUNG VÀ BẢO DƯỠNG TỪNG HỆ THỐNG

    3.1 Các công tác bảo dưỡng chung
    3.1.1 Những dấu hiệu cho thấy cần phải bảo dưỡng hay kiểm tra tình trạng kỹ thuật của động cơ
    3.1.2 Lịch bảo dưỡng động cơ 1TR-FE của Toyota
    3.1.3 Lịch bảo dưỡng bổ sung
    3.2 Một số công tác kiểm tra cơ bản
    3.2.1 Kiểm tra mức dầu và lọc dầu động cơ
    3.2.2 Kiểm tra mức nước làm mát động cơ
    3.3 Công tác bảo dưỡng và kiểm tra từng hệ thống
    3.3.1 Hệ thống điều khiển động cơ
    3.3.2 Kiểm tra và điều chỉnh các cơ cấu cơ khí của động cơ
    3.3.3 Kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu
    3.3.4 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống kiểm soát khí xả
    3.3.5 Hệ thống làm mát
    3.3.6 Hệ thống bôi trơn
    3.3.7 Hệ thống đánh lửa
    CHƯƠNG 4
    MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
    CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

    4.1 Chẩn đoán thông qua các triệu chứng hư hỏng
    4.1.1 Động cơ bị nóng
    4.1.2 Khởi động khó nổ
    4.1.3 Vòng quay không tải kém
    4.1.4 Động cơ dễ chết máy, gia tốc kém
    4.1.5 Động cơ vẫn nố máy sau khi tắt hết điện
    4.1.6 Nổ sót ra ống xả
    4.1.7 Mức tiêu hao dầu lớn
    4.1.8 Mức tiêu hao xăng lớn
    4.2 Hệ thống tự chẩn đoán M-OBD
    4.2.1 Quy trình chẩn đoán.
    4.2.2 Bảng mã chẩn đoán
    4.3 Chẩn đoán thông qua máy chẩn đoán
    4.3.1 Quy trình chẩn đoán
    4.3.2 Bảng mã DTC dùng cho máy chẩn đoán
    PHẦN 2
    THUYẾT MINH VỀ MÔ HÌNH CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
    CHƯƠNG 1
    CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1.1 Chức năng và khái niệm cơ bản
    1.2 Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
    1.3 Yêu cầu của hệ thống đánh lửa
    1.4 Phân loại các hệ thống đánh lửa
    1.5 Phân loại các hệ thống đánh lửa sử dụng do Toyota sản xuất
    1.5.1. Kiểu ngắt tiếp điểm
    1.5.2. Kiểu tranzito
    1.5.3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
    1.5.4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
    CHƯƠNG 2
    THIẾT KẾ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

    2.1 Mục đích – ý nghĩa thực hiện mô hình
    2.2 Chuẩn bị
    2.3 Quá trình thực hiện
    2.4 Hoạt động của các mô hình
    CHƯƠNG 3
    NGHIÊN CỨU CÁC CHI TIẾT THUỘC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
    SỬ DỤNG TRONG CÁC MÔ HÌNH

    3.1 Bobine
    3.2 Bộ chia điện
    3.3 IC đánh lửa
    3.4 ECU
    3.5 Dây cao áp
    3.6 Bugi
    CHƯƠNG 4
    KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA MÔ HÌNH

    4.1 Kiểm tra mô hình 1
    4.2 Kiểm tra mô hình 2
    4.3 Kiểm tra mô hình 3
    CHƯƠNG 5
    KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục. 1


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay, nền công nghiệp ô tô Thế giới nói chung và nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng ngày càng lớn mạnh. Nhiều hãng xe, thương hiệu với nhiều mẫu mã, chủng loại với kỹ thuật tiên tiến lần lượt được ra đời. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật và kinh tế không ngừng phát triển, làm cho mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở chỗ nhu cầu ngày một tăng cao. Đặc biệt, về nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cũng gia tăng chóng mặt. Điều đó buộc các nhà sản xuất và cung cấp các phương tiện giao thông phải cho ra đời nhiều sản phẩm hơn, với những chủng loại mẫu mã đa dạng và hoàn thiện hơn.
    Cùng với những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người, thì tính tiện nghi của ô tô ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Trong đó phải kể đến tính năng êm dịu và thoải mái của con người khi ngồi trên một chiếc ô tô. Đối với những xe có khả năng chuyên chở được nhiều người thì tính êm dịu và thoải mái càng được chú ý đến.
    Để có được sự êm dịu và thoải mái khi phương tiện vận hành, thì ngoài những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt không thể thiếu trong quá trình chế tạo lắp ráp, làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Một trong những yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả nhất động cơ hiện đại của một chiếc ô tô thế hệ mới.
    Ngày nay thì nền công nghệ ô tô thế giới đã tiến rất xa trong việc phát triển chế tạo động cơ. Dựa trên sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ cơ bản với sự ứng dụng các thành tựu về điện tử, tin học và kỹ thuật vi điều khiển mà một động cơ ô tô hiện nay ngày càng hoàn thiện về độ chính xác cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, tính êm dịu.
    Động cơ với hệ thống điều khiển nhiêu liệu điện tử và đánh lửa bán dẫn chính là xu hướng phát triển của động cơ ô tô hiện nay và trong tương lai. Nó làm việc dựa trên nguyên lý: dùng các cảm biến để thu thập các thông số trong quá trình vận hành của xe (như cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến oxi trong khí thải ) sau đó được mã hóa và đưa về bộ xử lí trung tâm (ECU), từ đó ECU đưa ra các tín hiệu điều khiển các hệ thống trong động cơ. Do đó, việc tìm hiểu, khai thác, sử dụng các động cơ hiện đại này là một yêu cầu tất yếu cho các nước tiêu thụ ô tô như Việt Nam.
    Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các loại xe sử dụng động cơ trang bị hệ thống điều khiển nhiêu liệu điện tử và đánh lửa bán dẫn. Trong đó Toyota Innova 2.0 với động cơ 1TR-FE là một trong những chiếc xe sử dụng công nghệ này. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng mà còn đáp ứng được các quy định ngày càng gắt gao về nồng độ khí thải và ô nhiễm môi trường.
    Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để tiến tới khai thác hiệu quả động cơ 1TR-FE nói riêng và động cơ Toyota nói chung là hoàn toàn cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:
    Khai thác sử dụng hiệu quả động cơ ô tô Toyota 1TR-FE” và “Thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên xe Toyota”.
    Đề tài nghiên cứu khai thác động cơ xe Toyota Innova 2.0 sử dụng động cơ 1TR-FE của em bao gồm các phần sau:
    Phần I : Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
    Phần II : Giới thiệu về về động cơ 1TR-FE, các thông số kết cấu và sơ đồ nguyên lý.
    Phần III : Bảo dưỡng và kiểm tra chung định kỳ và bảo dưỡng kiểm tra các hệ thống trong động cơ Toyota 1TR-FE.
    Phần IV : Chẩn đoán hư hỏng theo kinh nghiệm, chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán M-OBD và thông qua máy chẩn đoán.
    Phần V : Kết luận.
    Trong quá trình làm đồ án, do trình độ và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian có hạn, nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy và bạn bè.
    Đồ án được hoàn thành đúng tiến độ nhờ có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy trong tổ bộ môn, cùng với sự đóng góp ý kiến của bạn bè. Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của GVHD Ths Nguyễn Thành Sa trong thời gian em thực hiện đồ án. Cho phép em được gửi lời cám ơn tới thầy Nguyễn Thành Sa, các thầy trong tổ bộ môn cùng các bạn bè. Xin cám ơn tất cả đã giúp em thực hiện đồ án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...