Luận Văn Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cườ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong những năm cuối thế kỷ 20, chuyển sang đầu thế kỷ 21, tình hình kinh tế thế giới có hai đặc điểm nổi bật đó là: kinh tế thế giới đang chuyển dần sang giai đoạn kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đặc điểm trên chính là các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặc biệt là thành tựu của công nghệ thông tin. Trong tình hình đó ngành giáo dục với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội cũng phải chuyển biến đáp ứng tình hình. Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn hiện nay của giáo dục nước ta hiện nay đó là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn. Điều này được cụ thể hóa và quy định trong Luật giáo dục nước ta (năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chính vì vậy, với việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế là cấp thiết và mang tính thời sự.

    Tuy nhiên, một thực tế trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học hiện nay đó là những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Vì nhiều lý do khác nhau, giáo viên (GV) Toán thường tập trung vào những vấn đề, những bài toán trong nội bộ toán học mà chưa chú ý nhiều đến những nội dung liên môn và thực tế. Vì vậy mà việc rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế còn hạn chế.
    Trong bối cảnh đó, nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chương trình đánh giá quốc tế trong việc hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển giáo dục quốc gia nên Việt Nam đã quyết định tham gia vào một trong những chương trình đánh giá quốc tế có uy tín và phổ biến nhất hiện nay đó là PISA (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai. Chương trình sẽ được triển khai ở 9 tỉnh, thành phố của nước ta: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định vào năm 2012. Đây sẽ là một dịp để giáo dục Việt Nam được tiếp cận với nội dung chương trình quốc tế đánh giá trình độ HS đồng thời cho phép so sánh việc học tập và môi trường học tập của HS Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn với giáo dục Việt Nam bởi nhiều lí do như: lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kì đánh giá HS mang tính quốc tế nên chưa có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, GV và HS chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, tài liệu tham khảo có rất ít chủ yếu là tiếng Anh
    Một đặc điểm nổi bật trong đánh giá của PISA là nội dung đánh giá được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho tương lai, không dựa vào các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”. Một trong các năng lực được đánh giá trong PISA là năng lực toán học phổ thông. Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực này có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và toàn cầu. Ở trong nước hiện có một vài tài liệu giới thiệu về PISA nhưng chưa có công trình nào khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học.
    Chính vì những lí do nêu trên, đề tài “Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn” được lựa chọn để nghiên cứu.

    2. Phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về khuôn khổ luận văn cũng như thời gian nghiên cứu nên trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tìm cách khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc THCS.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng một số định hướng, biện pháp và phương án khai thác, sử dụng những tư tưởng, bài toán của PISA theo hướng tăng cường liên hệ giữa toán học với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) về mục đích, nội dung, tác động của nó đến nền giáo dục của các nước tham gia
    - Tiến hành điều tra - quan sát để khảo sát mức độ quan tâm của GV, HS đến những ứng dụng thực tế của toán học và việc khai thác những tình huống thực tế vào dạy học môn Toán của GV bậc Trung học.
    - Đề xuất một số phương án nhằm khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học theo hướng tăng cường liên hệ giữa toán học với thực tiễn.
    - Tiến hành thử nghiệm sư phạm (TNSP) để bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất trong luận văn.



    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu những tư tưởng, bài toán của PISA được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ làm cho môn Toán ở bậc Trung học hấp dẫn hơn, tăng cường liên hệ giữa môn Toán với thực tiễn và nâng cao chất lượng dạy học.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu những tài liệu về lí luận dạy học môn Toán ở bậc Trung học.
    - Nghiên cứu chương trình, sách GV, SGK môn Toán, các tài liệu định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Trung học.
    - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình PISA, các luận văn có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
    *Phương pháp quan sát - điều tra
    - Đánh giá mức độ yêu thích quan tâm của GV và HS về những ứng dụng thực tế của toán học và việc khai thác những tình huống thực tế vào dạy học môn Toán của GV phổ thông.
    *Phương pháp thử nghiệm sư phạm
    - TNSP để xem xét tính khả thi và hiệu quả của phương án được đề xuất trong luận văn.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
    Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương II. Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn
    Chương III. Thử nghiệm sư phạm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...