Thạc Sĩ Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 4
    6.2. Phương pháp quan sát, điều tra 5
    6.3. Phương pháp chuyên gia 5
    6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 5
    6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5
    7. Những luận điểm đưa ra bảo vệ 5
    8. Đóng góp của luận án 5
    8.1. Đóng góp của luận án về mặt lí luận . 5
    8.2. Đóng góp của luận án về mặt thực tiễn . 6
    9. Cấu trúc của luận án 6
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
    1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học . 7
    1.2. Vấn đề tự học . 8
    1.2.1. Quan niệm về tự học . 8
    1.2.2. Quá trình tự học 10
    1.2.3. Vai trò của tự học 11
    1.2.4. Các cấp độ tự học 12
    1.2.5. Hình thức tự học . 13
    1.2.6. Tổ chức hoạt động tự học . 14
    1.2.7. Năng lực tự học Toán . 15
    1.2.8. Vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh . 17
    1.3. Tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông . 18
    1.3.1. Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đến tự học của học sinh . 18
    1.3.2. Khai thác công nghệ thông tin và truyền thông trong tự học . 20
    1.4. Tổng quan về học tập di động 23
    1.4.1. Khái niệm học tập di động (M-learning) 23
    1.4.2. Thành phần, đối tượng, mô hình kết nối của hệ thống M-learning 25
    1.4.3. Quy trình thiết kế hệ thống M-learning 28
    1.4.4. Học liệu điện tử . 29
    1.5. Tự học trong môi trường M-learning . 32
    1.5.1. Một số đặc điểm của M-learning 32
    1.5.2. Tự học trong môi trường M-learning 38
    1.5.3. Một số kỹ năng của HS khi tự học trong môi trường M-learning 40
    1.5.4. Một số kỹ năng của giáo viên dạy tự học trong M-learning . 41
    1.6. Thực trạng khai thác M-learning trong dạy học 42
    1.6.1. Thực trạng khai thác M-learning trên thế giới 42
    1.6.2. Thực trạng khai thác M-learning ở Việt Nam 44
    1.7. Thực trạng về tự học Toán và sử dụng điện thoại di động trong tự học Toán
    đối với học sinh lớp 12 54
    1.7.1. Thực trạng tự học Toán của học sinh lớp 12 54
    1.7.2. Thực trạng việc sử dụng điện thoại di động trong tự học Toán 56
    1.7.3. Quan điểm về tài liệu tự học Toán của học sinh và giáo viên 59
    1.8. Kết luận chương 1 63
    Chương 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI
    ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 12 TỰ HỌC TOÁN . 65
    2.1. Định hướng khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học
    sinh tự học Toán 65
    2.1.1. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện thực tế của Việt Nam 65
    2.1.2. Phát huy được những yếu tố tích cực của M-learning 66
    2.1.3. Đảm bảo tính sư phạm 69
    2.2. Xây dựng hệ thống M-learning hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán 69
    2.2.1. Một số yêu cầu đối với hệ thống M-learning 69
    2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống M-learning hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán . 75
    2.2.3. Cấu trúc hệ thống M-learning hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán 76
    2.2.4. Các chức năng của hệ thống M-learning hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán 80
    2.3. Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học sinh tự học Toán thông qua việc khai
    thác một số ứng dụng trên điện thoại di động . 86
    2.3.1. Những yêu cầu đối với học liệu điện tử 86
    2.3.2. Các nguyên tắc thiết kế nội dung học liệu điện tử hỗ trợ học sinh tự
    học Toán thông qua việc khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động 87
    2.4. Quy trình khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh
    tự học Toán 94
    2.5. Phương án khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động trong tự học
    Toán của học sinh ngoài giờ lên lớp . 101
    2.5.1. Đối tượng “giáo viên”, “học sinh” tham gia hệ thống 101
    2.5.2. Phương án tự học có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên 102
    2.5.3. Phương án tự học không có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên . 103
    2.5.4. Phương án học sinh tự học độc lập . 105
    2.5.5. Triển khai các hoạt động tự học theo nhóm . 109
    2.6. Phương án khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động trong tự học
    Toán của học sinh trong giờ lên lớp chính khóa . 110
    2.6.1. Khai thác kết quả tự học của học sinh trong quá trình lên lớp . 110
    2.6.2. Khai thác chức năng lưu trữ, tra cứu thông tin của điện thoại di động 116
    2.6.3. Khai thác các ứng dụng được cài trên điện thoại di động 117
    2.7. Kết luận chương 2 118
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 120
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 120
    3.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm . 120
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 121
    3.3.1. Phương pháp điều tra 121
    3.3.2. Phương pháp quan sát . 121
    3.3.3. Phương pháp thống kê toán học 121
    3.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp . 122
    3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá . 122 3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 123
    3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm 123
    3.4.2. Nội dung 1: Tập huấn cho giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm 125
    3.4.3. Nội dung 2: Điều tra, phỏng vấn GV và HS . 126
    3.4.4. Nội dung 3: Cho HS tự học thông qua việc khai thác một số ứng dụng
    trên ĐTDĐ 126
    3.4.5. Nội dung 4: Tổ chức dạy học các giáo án đã soạn . 127
    3.4.6. Nội dung 4: Nghiên cứu trường hợp . 127
    3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 128
    3.5.1. Kết quả tập huấn . 128
    3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 (năm học 2012 - 2013) 128
    3.5.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 (năm học 2013 - 2014) 134
    3.5.4. Theo dõi sự tiến bộ của một nhóm HS (Nghiên cứu trường hợp) 144
    3.6. Điều tra tính khả thi của hệ thống M-learning Toán 12 trong việc hỗ trợ tự
    học cho học sinh trung học phổ thông 155
    3.6.1. Thăm dò giáo viên về hệ thống M-learning Toán 12 . 155
    3.6.2. Thăm dò HS về việc khai thác hệ thống M-learning Toán 12 trong quá
    trình tự học Toán . 157
    3.7. Kết luận chương 3 158
    KẾT LUẬN 161
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 163
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII , Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
    về đổ i mớ i căn bả n , toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đã chỉ rõ:
    Phương pháp dạy và học phải khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều , ghi
    nhớ máy móc ; phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
    thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự họ c [1].
    Theo các chuyên gia giáo dục, quá trình đổi mới PPDH Toán phải tiếp
    cận, thực hiện các vấn đề mấu chốt sau:
    - Dạy học Toán theo định hướng giải quyết vấn đề để phát huy tính chủ
    động của học sinh (HS) và cá thể hóa việc học;
    - Dạy HS cách học: HS phải biết tự học Toán, biết sử dụng trang thiết
    bị hiện đại để tìm kiếm kiến thức, sử dụng các kiến thức khoa học của nhân
    loại phục vụ nhu cầu của mình
    Năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã nhấn
    mạnh: Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện trong hoặc ngoài giờ lên
    lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các
    nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS
    học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường [4].
    Ngay từ đầu thế kỷ XXI, vấn đề sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)
    để công nghệ hoá quá trình dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
    nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển mạnh
    mẽ trên thế giới nhằm góp phần đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương
    pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức dạy học. Chỉ thị số 58 CT/TW của



    Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ:
    “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc
    học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu
    học tập của toàn xã hội” [2]. Mặt khác, để hội nhập quốc tế, chúng ta cần biết tận dụng những thành
    tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Chỉ thị số
    29/2001/CT-BGD&ĐT đã nêu rõ: “Phát triển các hình thức đào tạo từ xa
    phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng
    máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở
    giáo dục và đào tạo”[3].
    Một trong những ứng dụng của CNTT&TT trong GD&ĐT chính là học
    tập điện tử: E-learning (electronic learning). Tiếp theo, với sự ra đời và phát
    triển của các thiết bị di động có khả năng truy cập Internet đã hình thành phương
    thức học tập di động: M-learning (mobile learrning). Ngoài việc cung cấp một
    kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người
    ở các trình độ khác nhau, các hình thức học tập điện tử này còn góp phần tạo ra
    sự bình đẳng, dân chủ trong học tập, giúp thực hiện được mục tiêu do tổ chức
    UNESCO đề ra cho GD&ĐT ở thế kỷ XXI là “học ở mọi nơi, học ở mọi lúc,
    học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau”.
    Điện thoại di động (ĐTDĐ) là một thiết bị điện tử đặc trưng cho kỷ
    nguyên số. Từ khi ra đời nó đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Theo số liệu
    thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay Việt Nam có khoảng
    156,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có khoảng 93,3% là thuê bao di
    động. Theo số liệu và dự báo của công ty phân tích thị trường Mediacells thì
    tại thời điểm tháng 8/2013 Việt Nam có khoảng 17 triệu người sử dụng
    smartphonne và năm 2014 sẽ tiêu thụ khoảng 17,22 triệu smartphone. Mặt
    khác về số người sử dụng Internet thì Việt Nam là quốc gia đứng ở top 20 trên
    thế giới, đứng thứ 8 ở châu Á (nguồn www.vtctelecom.com.vn).
    Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ĐTDĐ ngày càng được
    tích hợp nhiều chức năng, đặc biệt là khả năng kết nối Internet. Do vậy,
    khai thác các tiềm năng học tập thông qua trang web trên ĐTDĐ là một xu
    hướng rất phù hợp trong điều kiện hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, có một số công ty đã thiết kế các trang web trên ĐTDĐ với mục đích đưa tin tức,
    thông tin quảng cáo . tới người sử dụng web. Tuy nhiên, việc sử dụng
    ĐTDĐ trong việc hỗ trợ HS học tập thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến
    một cách hệ thống và đầy đủ.
    Các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ rõ: Nhu cầu tự học
    Toán gắn liền với quá trình học tập của HS, đặc biệt đối với HS lớp 12, đứng
    trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng thì nhiệm
    vụ học tập, trong đó có tự học càng trở nên cấp bách và đặc biệt quan trọng
    đối với mỗi HS. Muốn đạt được mục tiêu học tập, ngoài các hình thức học tập
    trên lớp học truyền thống, HS không thể không thực hiện việc tự học. Như
    vậy, việc xác định những biện pháp sư phạm hỗ trợ HS tự học một cách chủ
    động, có hiệu quả có một ý nghĩa lớn, không chỉ đối với bản thân HS mà còn
    có tác động tích cực đối với xã hội.
    Như vậy, việc nghiên cứu khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ vào
    dạy học nói chung, tự học nói riêng mang tính thời sự và cần thiết. Xuất phát
    từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu được chọn là: “Khai thác một số ứng
    dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định rõ định hướng thiết kế, biên tập và xây dựng một hệ thống học
    liệu điện tử (HLĐT) với nội dung kiến thức môn Toán lớp 12 và đề xuất các
    phương án khai thác HLĐT qua việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ
    nhằm hỗ trợ HS lớp 12 THPT tự học Toán.
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 12 THPT với
    sự hỗ trợ của CNTT&TT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ
    HS lớp 12 THPT tự học môn Toán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...