Luận Văn Khai thác kiến trúc nhà ở của người Việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài


    Mỗi làng quê của người Việt khi nhắc đến đều gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đồng lúa hay những dòng sông bao quanh làng, những hình ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người xa quê khi nhớ về quê hương của mình. Văn hoá làng được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt phong tục tập quán truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng do tác động của nền kinh tế những giá trị văn hoá có những đặc trưng riêng.
    Nhà ở cổ truyền - nhà ở truyền thống của các dân tộc là một trong những đối tượng nghiên cứu phức tạp và quan trọng nhất trong văn hoá vật. Nhà ở như là một phức hợp sinh hoạt văn hoá của các cư dân hay cũng có thể nói nhà ở là một không gian văn hoá. Đây là một di sản kiến trúc khổng lồ, là nguồn tài nguyên du lịch phong phú đầy tiềm năng lại chưa được quan tâm khai thác một cách đầy đủ và hệ thống.
    Hơn nữa trong bối cảnh quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hoá truyền thống nếu không được giữ gìn. Mỗi làng xã có giá trị văn hoá lâu đời đã bị mai một và quy trình này ngày càng phổ biến và lan rộng.
    Đồng thời du lịch trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Ngoài ra du lịch còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam
    Bắc Ninh là một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hoá và tôn giáo lớn, là vùng đất tổ của những làn điệu dân ca Quan họ đặc trưng tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, mang đậm bản sắc vùng miền. Bắc Ninh còn là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cổ truyền là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng cả nước. Đặc biệt ngôi nhà dân gian ở Bắc Ninh đã cất lên tiếng nói những giá trị tinh hoa của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Bắc Bộ, những giá trị không chỉ để lại bài học thiết thực cho kiến trúc hiện đại mà
    những giá trị đó là kết tinh của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng.
    Cùng với đó kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một di sản kiến trúc văn hoá khổng lồ nên người viết không thể khai thác hết tất cả vào nghiên cứu của mình mà chỉ đưa ra ba làng để nghiên cứu đó là làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh.
    Chính vì vậy với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn những giá trị kiến trúc văn hoá nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ người viết đã chọn đề tài “ Khai thác giá trị kiến trúc nhà ở của nguời Việt từ truyền thống đến hiện đại ở một số làng vùng đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ hoạt động du lịch (nghiên cứu trường hợp làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh) cho công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của mình. Để du lịch phát triển bền vững thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam cần tìm thêm những nguồn tài nguyên du lịch mới, qua tìm hiểu có thể thấy những giá trị kiến trúc trong văn hoá cư trú ở mỗi làng quê Việt là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng cần khai thác có hiệu quả.
    2. Mục tiêu của đề tài

    Tìm hiểu kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và các làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh từ truyền thống đến hiện đại
    Thực trạng khai thác giá trị kiến trúc nhà ở từ truyền thống đến hiện đại trong hoạt động du lịch
    Một số đề xuất bảo tồn và khai thác kiến trúc nhà ở truyền thống nhằm phát triển hoạt động du lịch một cách bền vững.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở dân gian của người Việt đã thu hút sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam: kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học .
    Cuốn Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Khắc Tụng, nghiên cứu theo phương thức mô tả chủ yếu là việc ghi chép lại hiện trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm khảo sát khong hoặc ít phân tích, cuốn sách quan tâm đến cấu trúc vật chất của ngôi nhà.
    Trong lĩnh vực văn hoá nhà ở được hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau. “Nếp cũ con người Việt Nam: phong tục cổ truyền” của Toan Ánh nghiên cứu những phong tục của người Việt như chọn hướng nhà, việc xây nhà .
    Luận văn tiến sĩ Khuất Tân Hưng làm về “ Mối quan hệ giữa văn hoá - kiến trúc trong nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2007) đã nghiên cứu và tiếp cận kiến trúc nhà ở dân gian từ góc độ văn hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam.
    Và nhiều tác giả khác nghiên cứu về kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ như tác giả Chu Quang Trứ với cuốn “Kiến trúc dân gian truyền thống”, tác giả Vũ Tam Lang với cuốn “ Kiến trúc cổ Việt Nam”. Tuy nhiên đây chỉ là những cuốn sách phục vụ cho ngành xây dựng và kiến trúc là chủ yếu mà chưa đề cập đến vấn đề phát triển thành nguồn tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch.
    4. Ý nghĩa của đề tài:

    Đã có một số tài liệu viết và giới thiệu về kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ song phần lớn những tài liệu đó mới dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin, phục vụ cho ngành xây dựng và kiến trúc, hoặc đề cập một chút ít đến văn hoá của người Việt. Những tài liệu lại chưa đề cập đến định hướng khai thác loại tài nguyên này cho hoạt động du lịch. Vì thế, với đề tài này, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung, người viết mong muốn đưa ra cái nhìn hệ thống về nguồn tài nguyên độc đáo này, cũng như những bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng cho phát triển du lịch trong thời gian tới, tạo nên các tour du lịch hấp dẫn cho du khách nhất là du khách quốc tế với một loại tài nguyên còn đang bỏ ngỏ.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
    Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp thực địa:
    Quá trình thực địa giúp sưu tầm tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
    Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...