Tiểu Luận Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa địa lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    / Lí do chọn đề tài:
    Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển hài hoà về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Mục tiêu này lại được cụ thể hoá trong các mục tiêu của các môn học trong chương trình dạy học ở trường THPT. Để thực hiện tốt mục tiêu này bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng phân môn thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là phương pháp dạy học.
    Trong quá trình công tác tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắm vững kiến thức và luôn hứng thú học tập môn địa lí của học sinh.
    Từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) địa lí và thực tiễn của việc giảng dạy môn địa lí ở trường THPT trong các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh (HS) có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.Tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu “Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học địa lí”,cụ thể là “Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa địa lí lớp 10” trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 10 nói riêng và đưa ra những nguyên tắc chung trong khai thác kênh hình là rất cần thiết.
    II/ Mục đích nghiên cứu:
    - Nhằm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các kênh hình trong SGK địa lí.
    -Giúp HS có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức,tự hoàn thiện kiến thức trong và sau bài học.
    - Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn địa lí.
    III/Đối tượng và pham vi nghiên cứu của đề tài:
    a/Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 10 và giáo viên (GV) trong học tập và giảng dạy môn địa lí ở trường THPT Lê Quý Đôn.
    b/Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học địa lí 10, chương trình SGK ban cơ bản và giới hạn trong việc tạo kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong SGK của HS và GV.
    IV/Phương pháp nghiên cứu
    -Phương pháp thử nghiệm.
    -Phương pháp quan sát qua các tiết dự giờ thao giảng.
    -Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    - Phương pháp khảo sát, thống kê.
    V/ Thời gian nghiên cứu:
    Dự kiến sẽ nghiên cứu đề tài này trong thời gian 3 năm từ 2009-2010-2011 ( cho khối 10 ) đến năm học 2012-2013 ( cho khối 12).
    VI/Kết quả cần đạt được:
    -Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho GV trong giảng dạy địa lí.
    -Dùng cho HS nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn.
    B: NỘI DUNG
    I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    “Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa địa lí” thuộc nhóm “Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học địa lí”. Vậy trước khi nghiên cứu phương pháp “Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa địa lí” chúng ta sẽ tiến hành:
    1/ Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan:
    a/ Khái niệm : Trước khi nghiên cứu phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong giảng dạy địa lí, chúng ta cần phải xác đinh nội dung khái niệm “Phương tiện trực quan”(PTTQ)

    Trong giảng dạy địa lí, HS nhận biết các hiện tượng và sự vật không chỉ bằng tai nghe mà còn bằng mắt nhìn, hoặc cầm nắm.Vậy tất cả những cái gì có thể lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của các tín
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...