Luận Văn Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên để phục vụ phát triển du lịch làn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một đất nước nhiệt đới, khí hậu ôn hòa, con người chất phác, thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật quý, đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cư dân Việt Nam có nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài thời vụ chính. Vốn cần cù chịu thương chịu khó và có đôi bàn tay tài hoa. Ngay từ xa xưa, người Việt cổ đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn ấy để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công. Cùng sự phát triển xã hội, người Việt đã biết học hỏi, tìm tòi, tiếp thu sáng tạo làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, kỹ thuật cao. Những sản phẩm đó không những có giá trị sử dụng mà còn mang đậm tính nghệ thuật, giá trị văn hóa đặc sắc.
    Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm thủ công đòi hỏi ngày càng cao. Các sản phẩm thủ công vừa rẻ, bền, đẹp, thu nhập từ nghề phụ không thua kém gì thậm chí còn hơn nghề trồng lúa nên một bộ phận người dân sẵn có tay nghề đã chuyển sang làm nghề, truyền nghề cho nhau dần dần hình thành lên các làng nghề. Làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam, khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính đơn nhất ta có thể kể ra đây những làng nghề nổi tiếng như: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), Làng tranh Đông Hồ, làng đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc, nón Phú Mỹ (Hà Tây)
    Hải Phòng cũng là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, theo nguồn tài liệu, Hải Phòng đã từng có trên 60 làng nghề với 20 loại hình nghề khác nhau phần lớn là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhiều làng nghề được hình thành từ hàng trăm năm như: Sơn mài điêu khắc Bảo Hà, con giống Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo), chiếu cói Lật Dương (huyện Tiên Lãng), mây tre đan Chính Mỹ, đúc kim loại Mỹ Đồng (Thủy Nguyên), đất nung Tiên Hội, mây tre đan Tiên Cầm (An Lão) Tuy nhiên do các yếu tố lịch sử như chiến tranh, thiên tai, biến động thị trường, nhu cầu khách mà nhiều làng nghề Hải Phòng đã mai một, thất truyền. Đến nay trên địa bàn thành phố còn 31 làng nghề đang duy trì và phát triển, trong đó 17 làng nghề truyền thống, 14 làng nghề mới thuộc 25 xã, phường, thị trấn, tập trung vào các nghề: Mây tre đan, đồ mộc dân dụng, điêu khắc, sơn mài, cơ khí, chế biến bánh đa, dịch vụ vận tải, thủy sản
    Theo tiêu chuẩn công nhận làng nghề truyền thống của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hải Phòng có 12 làng nghề đạt tiêu chuẩn đã được UBND thành phố cấp bằng công nhận. Đó là các làng nghề: Mộc nội thất Kha Lâm (Kiến An), dệt chiếu cói Lật Dương (Tiên Lãng), điêu khắc gỗ, sơn mài Bảo Hà, sản xuất cá giống Hội Am (Vĩnh Bảo), mây tre đan Chính Mỹ, đúc cơ khí Mỹ Đồng, vận tải thủy An Lư, thủy sản Lập Lễ, trồng và chế biến cau Cao Nhân (Thủy Nguyên), bánh đa Kinh Giao, mây tre đan Tiên Sa (An Dương), mây tre đan Tiên Cầm (An Lão). Làng nghề chính là tiềm năng của du lịch nhân văn, khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều. Du lịch làng nghề truyền thống đang có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thủy Nguyên nơi hội tụ rất nhiều làng nghề. Bản thân người viết muốn tìm hiểu, giới thiệu tiềm năng du lịch nhân văn của quê hương với đông đảo du khách, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển du lịch của Thuỷ Nguyên. Xuất phát từ những lý do trên mà người viết đã lựa chọn đề tài: Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên để phục vụ phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Người viết muốn tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị văn hóa và vai trò của làng nghề truyền thống dân tộc. Qua việc nghiên cứu nhằm khai thác giá trị văn hóa của một số làng nghề ở Thủy Nguyên, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch làng nghề. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển các làng nghề ở Thủy Nguyên trên cơ sở những lợi thế sẵn có để phát triển du lịch làng nghề ở Thủy Nguyên nói riêng, Hải Phòng nói chung .
    - Nhiệm vụ khắc hoạ một cách chân thực, khách quan về thực trạng hoạt động sản xuất thủ công và phát triển du lịch làng nghề ở Thủy Nguyên.
    - Tìm ra và đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, và thúc đẩy làng nghề phát triển, đẩy mạnh hoạt động du lịch làng nghề trong thời gian tới.
    3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Theo nguồn tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hiện nay Thủy Nguyên có khoảng 14 làng nghề. Tuy nhiên do biến cố lịch sử thăng trầm có những làng nghề đã bị mai một nhưng cũng vẫn có những làng nghề từ lâu đời nay vẫn tồn tại, phát triển và có sức lan tỏa rộng. Do thời gian, khả năng nghiên cứu, tư liệu chưa phong phú nên người viết chỉ có thể tìm hiểu một số làng nghề tiêu biểu, đã và đang tồn tại ở Thủy Nguyên như: Làng nghề đúc cơ khí Mỹ Đồng ; mây tre đan Chính Mỹ ; khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản Lập Lễ ; vận tải thủy An Lư ; làng nghề trồng và chế biến cau Cao Nhân
    4. Lịch sử vấn đề
    Vấn đề về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền thống không còn mới mẻ nữa. Trước đây có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu là giáo sư Trần Quốc Vượng với cuốn “Ngành nghề truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề”, tiến sĩ Phạm Côn Sơn với cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”, trong cuốn sách làng nghề dưới góc độ văn hóa. Tiến sĩ Dương Bá Phượng với cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” . Tiến sĩ Trần Nhạn “Du lịch và kinh doanh du lịch” dưới góc độ kinh tế Nghiên cứu về các làng nghề ở Thủy Nguyên có Đề tài nghiên cứu khoa học “ Làng nghề truyền thống huyện Thuỷ Nguyên - Hiện trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Lê Thanh Tùng.
    Song, để viết về những giá trị văn hóa của các làng nghề ở Thủy Nguyên-Hải Phòng đến nay chưa có một tài liệu chuyên khảo nào đựơc công bố. Theo người viết được biết cho đến nay những tài liệu đã được công bố thì vấn đề mà người viết lựa chọn được xem là hoàn toàn mới mẻ, không trùng lặp với tài liệu nào.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Sưu tầm , điền dã .
    Nhằm thu thập các thông tin, trò chuyện trao đổi cùng với các nghệ nhân, người cao tuổi trong làng nghề, ghi chép các thông tin, cho quá trình nghiên cứu. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả để người viết tìm được các tư liệu trong dân gian.
    5.2. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. .
    5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh
    6. Khả năng đóng góp của khóa luận
    - Một lần nữa góp phần tôn vinh , bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề.
    - Nêu lên những định hướng cho việc khai thác các gía trị văn hóa của làng nghề theo hướng phục vụ phát triển du lịch làng nghề.
    - Đề xuất một số giải pháp để phát huy giá trị văn hóa làng nghề phục vụ cho du lịch làng nghề.
    7. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề.
    Chương 2: Khai thác giá trị văn hóa của một số làng nghề ở Thủy Nguyên – Hải Phòng .
    Chương 3: Thực trạng hoạt động du lịch tại các làng nghề và giải pháp để phát triển du lịch làng nghề ở Thủy Nguyên – Hải Phòng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...