Thạc Sĩ Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
    sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học: TS. Dương Quỳnh Phương đã tận tình
    chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
    luận văn này.
    Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
    Địa lý, đặc biệt các thầy cô trong tổ Kinh tế - xã hội, Ban chủ nhiệm khoa
    Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Phòng sau đại học đã tạo mọi
    điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
    Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh; Phòng
    Văn hóa - Thông tin, UBND thị xã Quảng Yên cùng những người dân địa
    phương đã giúp tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực tế.
    Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ những khó
    khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn
    thành luận văn.
    Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
    Tác giả luận văn



    Lê Thanh Huệ





    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ 4
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 5
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 5
    6. Những đóng góp của đề tài . 8
    7. Cấu trúc của đề tài . 8
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN VÀ PHÁT
    TRIỂN DU LỊCH 9
    1.1. Cơ sở lí luận . 9
    1.1.1. Di sản 9
    1.1.2. Du lịch . 16
    1.1.3. Vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch 26
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 27
    1.2.1. Khái quát về di sản, di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam . 27
    1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch từ khai thác giá trị các di sản của Việt Nam 32
    Tiểu kết chương 1 34
    Chương 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH
    QUẢNG NINH 35
    2.1. Tổng quan tỉnh Quảng Ninh . 35
    2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ . 35
    2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 37
    2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội . 40 iv
    2.2. Giá trị của các di sản được UNESCO công nhận và các di sản đặc biệt
    cấp quốc gia ở tỉnh Quảng Ninh 43
    2.2.1. Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới . 43
    2.2.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử . 48
    2.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng . 50
    2.3. Hiện trạng phát triển du lịch từ việc khai thác giá trị các di sản của tỉnh
    Quảng Ninh . 54
    2.3.1. Vịnh Hạ Long 54
    2.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Yên Tử 62
    2.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng 68
    2.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai
    thác di sản trong phát triển du lịch của tỉnh 69
    2.4.1. Điểm mạnh . 69
    2.4.2. Điểm yếu 70
    2.4.3. Cơ hội 71
    2.4.4. Thách thức 71
    2.5. Liên kết không gian du lịch của tỉnh Quảng Ninh, kết nối di sản với
    những điểm du lịch khác . 72
    Tiểu kết chương 2 76
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI
    SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH 77
    3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp 77
    3.1.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
    của di sản . 77
    3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
    nhìn 2030 . 78
    3.2. Nhóm các giải pháp chung . 81
    3.2.1. Về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật . 81
    3.2.2. Về đào tạo nguồn nhân lực . 82
    3.2.3. Về công tác quản lí và quy hoạch của nhà nước . 83 v
    3.2.4. Xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn các
    khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch . 83
    3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di sản của
    tỉnh Quảng Ninh 84
    3.3.1. Vịnh Hạ Long 84
    3.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử . 92
    3.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng 97
    Tiểu kết chương 3 100
    KẾT LUẬN 101
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    PHỤ LỤC . 1

    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    ATK : An toàn khu
    BR - VT : Bà Rịa - Vũng Tàu
    CNTT : Công nghệ Thông tin
    CP : Cổ phần
    DSVH : Di sản văn hóa
    KTNT : Kiến trúc nghệ thuật
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    UBND : Ủy ban nhân dân
    UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc
    VQG : Vườn Quốc gia
    WHC : Hội đồng di sản thế giới
    EATOF : Diễn đàn du lịch Đông Á
    WTM : Hội chợ Du lịch quốc tế
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Di sản thế giới tại Việt Nam 28
    Bảng 1.2. Danh sách di tích quốc gia đặc biệt . 29
    Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến thăm quan Vịnh Hạ Long giai đoạn
    2009 - 2013 59
    Bảng 2.2. Số lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
    2004 - 2013 . 60
    Bảng 2.3. Số lượng khách quốc tế đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
    2004 - 2013 . 60
    Bảng 2.4. Doanh thu vé thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn 2004 - 2013 61
    Bảng 2.5. Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long . 62
    Bảng 2.6. Doanh thu cáp treo tại Yên Tử giai đoạn 2005 - 2014 67
    Bảng 2.7. Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009-2013 . 75
    Bảng 3.1. Các dự án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long
    đến năm 2020 85 vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    2.1. . 36
    h 2.2. 53
    Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện khách du lịch đến Vịnh Hạ Long giai đoạn
    2004 - 2013 . 59
    Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Yên Tử giai đoạn
    2004 - 2013 . 66
    2.5. . 74
    Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tổng khách và tốc độ tăng khách du lịch tỉnh
    Quảng Ninh giai đoạn 2004 - 2013 . 75
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Di sản tự nhiên và di sản văn hoá là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Thực tiễn
    cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản luôn đồng hành - gắn liền với
    việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và nguồn lực quan trọng để phát triển của đất
    nước, vì di sản của mỗi quốc gia chính là một trong những nội lực giúp ngành du lịch
    cất cánh. Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa
    vào di sản để phát triển, mà còn mang sứ mệnh cao cả đó là tôn vinh giá trị di sản
    đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã được kết tinh và gìn giữ.
    Có nhiều lý do để thu hút con người đến với du lịch trong đó các di sản là nhịp
    cầu giúp con người tìm về với lịch sử của dân tộc, tìm về những nét độc đáo, hấp dẫn của
    thiên nhiên. Việt Nam là một đất nước có cảnh quan, địa hình, thiên nhiên phong phú đa
    dạng cộng với truyền thống văn hóa lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, vì vậy, nước ta
    có một khối lượng khá lớn các di sản cả về thiên nhiên lẫn văn hóa, lịch sử. Với 22 di sản
    được UNESCO vinh danh ở tầm thế giới (gồm cả di sản tư liệu), hơn 4 vạn di tích và
    danh lam thắng cảnh phong phú, khai thác giá trị di sản trong hoạt động du lịch vẫn luôn
    được khẳng định là quân “Át chủ bài” trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
    Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của nước ta, phía bắc giáp đất
    nước Trung Hoa rộng lớn, phía nam là các tỉnh thuộc tam giác châu thổ sông Hồng,
    phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng thoải dần xuống vịnh
    Bắc Bộ, bao bọc phía ngoài là hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là Vịnh Hạ Long -
    được hai lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời Quảng
    Ninh còn có lịch sử văn hóa truyền thống từ lâu đời được lưu giữ lại thông qua các lễ
    hội truyền thống, thể hiện đậm nét văn hóa tâm linh, bản sắc văn hóa người Việt. So
    với các tỉnh khác trong cả nước, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có thế mạnh
    nhất để phát triển du lịch, đặc biệt là dựa vào các di sản cấp quốc gia và di sản thế
    giới. Nếu khai thác tốt lợi thế này thì ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh chóng,
    kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng
    Ninh là cái giá phải trả của quá trình thương mại hóa du lịch, quan điểm phát triển
    nóng vội là rất đắt và bài học của quá trình phát triển kinh tế bền vững là hãy để chính
    người dân cùng tham gia vào quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc. 2
    Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu
    đề tài: “KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH”.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    2.1. Trên thế giới
    Mỗi di sản của các quốc gia đều có vai trò rất quan trọng cả về giá trị tự
    nhiên và văn hóa, xã hội. Chúng được hình thành một cách tự nhiên qua một thời
    gian khá dài có thể là trải qua cùng với thời kì thành tạo và phát triển của Trái Đất
    ứng với các di sản thiên nhiên - địa chất, cũng có thể là được tạo ra trong từng quá
    trình phát triển của con người. Chính vì vậy, con người muốn tìm hiểu cụ thể về các
    di sản thông qua nhiều công trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về chúng.
    Các di sản thiên nhiên, văn hóa - xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc
    phát triển du lịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    Từ năm 1972, Hội đồng di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành
    lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận của các di sản văn hóa
    và thiên nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên
    cứu, tôn tạo, bảo vệ các di sản thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều các công trình
    nghiên cứu các di sản như “Quản lý di sản ở New Zealand và Australia, Quản lý du
    khách, Tuyên truyền quảng bá và Tiếp thị” của Michael C. Hall và Simon McArthur
    (năm 1993), “Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và Công ước di sản Thế Giới” của
    Jeffrey, Sayer, Ishwaran, Natarajan, Thorsell, James và TodSagaty (năm 2000), cuốn
    sách: “Du lịch bền vững trong những khu vực được bảo vệ” của Tiến sỹ Paul Eagles
    (năm 2002) thuộc Ủy ban thế giới về những khu vực được bảo vệ với sự đóng góp
    của nhiều chuyên gia quốc tế, công trình “World cultural and natural heritage sites:
    Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” (2002) của Luo Zhewen đã giới thiệu các
    danh thắng ở Trung Quốc đã được công nhận là những di sản văn hoá Thế giới, .
    Ngành du lịch trên thế giới được ra đời cùng với sự phát triển của các ngành
    công nghiệp, thương mại và những sinh hoạt tôn giáo. Nhưng những công trình khoa
    học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch
    và tổ chức lãnh thổ du lịch mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và ngày càng nhận
    được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cùng với xu hướng quy hoạch phát triển 3
    kinh tế - xã hội và phát triển của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỉ XX. Về sau
    này, số lượng khách du lịch ngày càng tăng lên, du lịch càng được quan tâm và nghiên
    cứu ở nhiều quốc gia. Một số các công trình nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch:
    “Tổ chức lãnh thổ du lịch” của Gunn (1972), “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục
    vụ mục đích quy hoạch du lịch” của L.I. Mukhina (1973), “Du lịch và sự phát triển
    sáng tạo” của Lawson và Baud Bovy (1977),
    2.2. Ở Việt Nam
    Năm 1994, khi lần đầu tiên Việt Nam có một di sản được công nhận là di sản
    thiên nhiên thế giới, từ đó đã bắt đầu các công trình nghiên cứu nhiều di sản và được đệ
    trình để được công nhận di sản thế giới. Tính đến năm 2014, Việt Nam có 22 di sản được
    UNESCO công nhận (bao gồm cả di sản tư liệu). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều
    tìm hiểu về một di sản riêng mà về các di sản ở Việt Nam. Một số các công trình nghiên
    cứu về di sản: “Di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” Trần
    Nghi (năm 2003), “Quần thể di tích Huế” Phan Thuận An (năm 2005), “Giá trị nổi bật
    về địa chất vịnh Hạ Long” Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, Mới đây, Tổng cục du
    lịch Việt Nam cho xuất bản cuốn “Would heritage in Viet Nam” nhằm cung cấp cho bạn
    đọc thông tin đầy đủ, phong phú về vị trí, đặc điểm, các giá trị nổi bật của di sản cũng
    như các dịch vụ du lịch liên quan đến từng di sản, và một số bài báo có giá trị trên các
    tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận
    Đối với ngành du lịch ở Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó
    đến nay, các công trình nghiên cứu Địa Lí du lịch vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập
    trung vào tổ chức không gian du lịch, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu du
    lịch của một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông,
    PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, Một số các dự án, công trình
    nghiên cứu về du lịch Việt Nam như: “Quy hoạch phát triển vùng du lịch Nam
    Trung bộ và Nam bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc”, 1995; “Quy
    hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”,
    2006; Địa lý du lịch Việt Nam, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2010; Quản lý di sản
    văn hóa với phát triển du lịch, Lê Hồng Lý (chủ biên) 2010, . Gần đây, Tổng cục
    du lịch Việt Nam đã xuất bản cuốn sách: “Di sản Thế giới ở Việt Nam” (2012).
    Trong cuốn sách này, các di sản thế giới tại Việt Nam (di sản thiên nhiên, di sản
    văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu) đã được giới thiệu và
    phân tích dưới góc độ du lịch. 4
    2.3. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
    Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về di sản tỉnh Quảng Ninh của
    Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, điển hình là
    Vịnh Hạ Long - di sản thế giới được 2 lần UNESCO công nhận, vì vậy là đề tài nghiên
    cứu cho nhiều nhà nghiên cứu như “Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long” Trần Đức Thạnh
    (năm 1998), “Báo cáo thẩm định của IUCN về địa chất vịnh Hạ Long” của Giáo sư
    Smith, “Những di sản thể giới nổi tiếng” Trần Mạnh Thường (năm 2000),
    Một số cuốn sách viết về du lịch Quảng Ninh, chủ yếu là giới thiệu, hướng
    dẫn khách du lịch: “Quảng Ninh, Đất và Người” của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng
    Ninh, xuất bản năm 2005; “Du lịch Quảng Ninh” năm 1995 và “Quảng Ninh - Hạ
    Long” năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh; “Du lịch Hạ Long” Phạm Hoàng
    Hải (năm 2012),
    Hầu hết các công trình nghiên cứu hay các bài báo cáo, tài liệu đều chỉ tập
    trung nghiên cứu về một điểm cụ thể mà chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tổng
    hợp các di sản gắn với sự phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, đề tài “Khai thác giá trị
    của các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh” là một đề tài nghiên
    cứu độc lập, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định cho sự
    phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng một cách có chọn lọc những vấn đề lí luận
    và thực tiễn về giá trị di sản, du lịch; vận dụng vào việc khai thác giá trị di sản phục
    vụ du lịch ở Quảng Ninh. Đề tài đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm
    bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản và phát triển du lịch hướng tới sự phát
    triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản, du lịch.
    - Đánh giá tiềm năng và giá trị của các di sản đối với sự phát triển du lịch
    của tỉnh Quảng Ninh.
    - Thu thập thông tin tư liệu, tìm hiểu thực tế, hiện trạng phát triển du lịch tỉnh
    Quảng Ninh, đặc biệt là tại các khu di sản.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản và
    phát triển du lịch hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh. 5
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu Vịnh Hạ Long - di sản
    thế giới được UNESCO công nhận hai lần và hai di tích quốc gia đặc biệt là khu di
    tích chùa Yên Tử và khu di tích chiến thắng Bạch Đằng.
    Từ đó, tập trung nghiên cứu về giá trị của chúng đối với sự phát triển du lịch
    của tỉnh Quảng Ninh; phân tích hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh;
    Định hướng phát triển du lịch gắn với các giá trị di sản trong thời kì hội nhập.
    - Về nguồn tư liệu: đề tài sử dụng số liệu thống kê về dân số, kinh tế, du lịch
    (số liệu từ năm 2009 đến năm 2013) và các bài báo của những cơ quan liên quan và
    điều tra thực tế ở tỉnh Quảng Ninh.
    - Về không gian: tỉnh Quảng Ninh (tập trung vào các khu vực có di sản, đặc
    biệt là di sản được UNESCO công nhận và di sản cấp Quốc gia).
    - Về thời gian: đề tài tập trung sử dụng, phân tích các tài liệu, số liệu thống
    kê của các cơ quan chức năng như Sở văn hóa - du lịch - thể thao tỉnh Quảng Ninh
    trong 10 năm trở lại đây.
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Quan điểm nghiên cứu
    5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng
    Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có xu
    hướng phát triển. Dựa trên quan điển duy vật biện chứng để nghiên cứu sẽ giúp cho
    các kết quả nghiên cứu có tính logic và phản ánh đúng quá trình phát triển và
    nguyên nhân của sự phát triển.
    5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
    Đây là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu khoa học địa lí. Các hiện
    tượng địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường rất phong phú và đa dạng. Chúng
    có quá trình hình thành và phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân
    chúng với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Vì vậy, vận dụng quan điểm
    này, đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu rõ các di sản của tỉnh trong tổng các di
    sản của cả nước, đồng thời gắn liền với thực trạng phát triển du lịch của tỉnh với các
    vùng lân cận và các khu vực có liên quan khác trong cả nước để làm nổi bật nên vấn
    đề cần nghiên cứu. 6
    Quảng Ninh là tỉnh có diện tích khá lớn, đồng thời cũng có tài nguyên du lịch
    khá phong phú, đặc biệt là các di sản. Yếu tố này được xem xét là một trong các
    mối quan hệ tổng thể.
    5.1.3. Quan điểm hệ thống
    Các đối tượng của khoa học địa lí như các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có
    mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một yếu tố vận động, thay đổi
    nó kéo theo sự thay đổi của một loạt các yếu tố khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi
    trong cả một hệ thống.
    Các loại di sản của tỉnh là một bộ phận của di sản trong cả nước, trong tiểu
    vùng Đông Bắc, vì vậy sự phát triển du lịch trong tỉnh cũng là một bộ phận không
    thể tách rời với các vùng lân cận. Làm cầu nối cho các tỉnh Đông Bắc hướng ra biển
    thông qua các tuyến đường giao thông vận tải như quốc lộ 18, quốc lộ 279,
    5.1.4. Quan điểm lịch sử
    Các đối tượng, hiện tượng địa lý đều phải có thời gian hình thành và phát
    triển nhất định. Vì vậy, cần phải vận dụng quan điểm này để gắn liền giữa lí luận và
    thực tiễn, từ đó tránh có cái nhìn phiến diện, chủ quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng
    thời, khi xem xét quá khứ và hiện tại của các đối tượng, ở một mức độ nhất định có
    thể dự đoán được tương lai của chúng.
    Đối với luận văn, dù là di sản tự nhiên hay văn hóa, xã hội cũng đều có một
    thời gian dài để hình thành. Sự hình thành của chúng gắn liền với quá trình thành
    tạo của Trái Đất hay sự phát triển lịch sử, văn hóa của người dân tộc trên cả nước
    nói chung, của tỉnh nói riêng. Đồng thời, sự hình thành và phát triển của du lịch
    Quảng Ninh của gắn liền với chúng. Tạo ra sức hấp dẫn riêng biệt, một thương hiệu
    du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
    5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
    Ngành du lịch hiện nay đang trở thành một ngành kinh tế phát triển cao. Tuy
    nhiên, việc khai thác lợi thế của các di sản trong phát triển du lịch cần phải gắn liền
    với sự phát triển bền vững. Cần có những kế hoạch và biện pháp sao cho sử dụng
    hợp lý, hiệu quả, đồng thời cũng cần tôn tạo và phát huy những giá trị quý báu của
    các di sản để đảm bảo phát triển bền vững, không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai. 7
    Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường xanh -
    sạch - đẹp, đồng thời cũng cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn những tác
    động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội.
    5.1.6. Quan điểm viễn cảnh
    Du lịch là ngành luôn vận động và phát triển không ngừng, vì vậy nó đòi hỏi
    những cách thức hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu
    ngày càng đa dạng, phong phú của khách thăm quan. Vận dụng quan điểm này để
    đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển du lịch cụ thể trên cơ sở đánh giá
    hiện trạng hoạt động hướng tới sự phát triển lâu dài cho du lịch Quảng Ninh.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lý các số liệu, tài liệu
    Đây là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu những đối tượng có mối
    quan hệ đa chiều, biến động trong không gian và thời gian, do đó rất thích hợp
    với việc nghiên cứu du lịch. Phương pháp này cho phép tác giả tổng quan các tài
    liệu, kế thừa những nghiên cứu trước đó và có cơ sở để đưa ra những nhận định
    và kết quả của công trình. Những thông tin, những nguồn tài liệu tham khảo, sử
    dụng từ các nguồn xử lý, thống kê từ các ban ngành có liên quan đến di sản và
    du lịch Quảng Ninh (Nhất là tài liệu từ Sở văn hóa, thể thao - du lịch Quảng
    Ninh, UBND Quảng Ninh, )
    Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích và yêu cầu của luận văn, tác giả có sử dụng
    tài liệu từ các dự án, đề tài nghiên cứu có liên quan đến di sản và du lịch của cả nước
    nói chung và của tỉnh nói riêng. Đồng thời, phân tích, tổng hợp và xử lí số liệu để tự
    biên vẽ, thành lập một số bản đồ, biển đồ nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.
    Hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp cho việc
    khai thác và xử lí thông tin qua internet trở nên dễ dàng, là nguồn tư liệu hữu ích
    cho việc nghiên cứu luận văn.
    5.2.2. Phương pháp thực địa
    Đây là một phương pháp khá đặc trưng và truyền thống của khoa học Địa
    Lý. Cùng với việc nghiên cứu bản đồ và tìm hiểu các tài liệu liên quan, phương
    pháp thực địa sẽ cho chúng ta thấy thực tế hơn về các vấn đề cần nghiên cứu, đặc
    biệt với đối với các đề tài về du lịch. Trước và trong quá trình làm luận văn, tác giả đã trực tiếp đi thực tế ở một số di
    sản (như Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử) cũng như một số tuyến du lịch trong tỉnh. Qua
    đó, chọn lọc và ghi chép nhưng tư liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu luận văn.
    5.2.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ, lược đồ
    Đối với khoa học địa lý thì các bản đồ, biểu đồ, lược đồ là không thể thiếu. Chúng
    vừa là những hình ảnh minh họa nhưng cũng đồng thời chúng ta cũng khai thác kiến
    thực từ đó. Bằng ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung
    thực nhất các đối tượng nghiên cứu Địa lý du lịch với sự phân bố về bề mặt không gian
    lãnh thổ cũng như bản chất của đối tượng. Kết hợp với bản đồ là biểu đồ chỉ ra xu hướng
    phát triển của hiện tượng hoặc các dạng biểu đồ so sánh với không gian nhất định.
    5.2.4. Phương pháp SWOT
    Du lịch là ngành có tính liên tục, liên ngành, mang tính xã hội hóa cao.
    Trong vấn đề khai thác di sản đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, tác
    giả sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
    thức của vấn đề. Từ đó, cho thấy cái nhìn tổng quát về việc khai thác di sản trong
    phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
    5.2.5. Phương pháp sử dụng các kĩ thuật phụ trợ: ứng dụng CNTT để biên vẽ và
    thành lập bản đồ, vẽ biểu đồ.
    6. Những đóng góp của đề tài
    - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản và phát
    triển du lịch.
    - Đánh giá được lợi thế phát triển du lịch từ các giá trị của di sản ở tỉnh
    Quảng Ninh
    - Phân tích được hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn nói chung và từ các
    di sản nói riêng
    - Đề xuất được một số các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di
    sản và phát triển du lịch hướng tới sự phát triển bền vững.
    7. Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
    được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di sản và phát triển du lịch
    Chương 2: Di sản - thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
    Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản và phát triển
    du lịch của tỉnh Quảng Ninh
     
Đang tải...