Luận Văn Khai thác du lịch văn hoá trên địa bàn Thọ Xuân – Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngày nay, phát triển du lịch đang là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có tiềm năng du lịch. Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí đơn thuần mà còn giúp con người nâng cao hiểu biết, giao lưu văn hoá giữa các tộc người, giữa các quốc gia, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần và hỗ trợ sự phát triển của quốc gia nơi đón khách.
    Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tìm hiểu văn hoá, lịch sử, lối sống và các yếu tố truyền thống của người dân địa phương nơi điểm đến hoặc một quốc gia. Ngày nay, khi đời sống ngày càng được nâng cao khiến nhu cầu về mọi mặt của đời sống cũng tăng theo. Nhu cầu được giao lưu tìm hiểu nhằm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc hay ở địa phương làm nảy sinh loại hình du lịch này. Bên cạnh các loại hình du lịch khác: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng du lịch văn hoá cũng có khả năng làm giảm tính mùa vụ rõ rệt vì khách có thể quan tâm nghiên cứu vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
    Thanh Hoá là vùng đất mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, nói đến du lịch văn hoá không thể không nói tới du lịch Thanh Hoá. Huyện Thọ Xuân là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hoá lịch sử, một trong những vùng trọng điểm về du lịch văn hoá của du Thanh Hoá. Vì vậy cùng với nhịp độ tăng trưởng của ngành du lịch Thanh Hoá, du lịch Thọ Xuân đang từng ngày, hoà nhịp với sự phát triển chung của tỉnh và đạt kết quả ban đầu quan trọng, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng kinh tế, xã hội ở địa phương.
    Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra phương hướng khai thác và giải pháp phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân là việc cần thiết và cấp bách. Phát triển du lịch văn hoá phù hợp với xu hướng chung hiện nay của du lịch thế giới. Bởi ngoài việc nghỉ ngơi giải trí, du khách còn có nhu cầu tìm hiểu văn hoá lịch sử dân tộc nơi tham quan. Phát triển loại hình này không chỉ góp phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc mà còn tạo ra tính hấp dẫn, kéo dài ngày lưu trú bình quân của khách đến Thanh Hoá góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cũng như tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “Khai thác du lịch văn hoá trên địa bàn Thọ Xuân – Thanh Hoá” để nghiên cứu và hy vọng Thọ Xuân sớm trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.

    2. Mục đích nghiên cứu.
    Tài nguyên du lịch nhân văn được coi là một trong những tài nguyên đặc biệt hấp dẫn đối với khách du lịch. Việc bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá không chỉ góp phần bảo tồn vốn văn hoá bản địa mà còn thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch văn hoá. Thông qua hoạt động du lịch sẽ làm tăng vốn hiểu biết, lòng tự hào dân tộc và tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Do đó việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân – Thanh Hoá có ý nghĩa rất to lớn.
    Mục đích nghiên cứu của khoá luận được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tế các tài nguyên du lịch nhân văn ở Thọ Xuân cụ thể là các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống và việc khai thác phục vụ cho phát triển du lịch. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để khai thác tốt và có hiệu quả hơn nữa các tài nguyên du lịch nhân văn, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của huyện Thọ Xuân nói của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của Việt Nam nói chung, đồng thời trở thành sản phẩm du lịch đặc thù và không thể thiếu được của du khách khi đến tham quan Thanh Hoá.

    3. Phạm vi nghiên cứu.
    - Các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch văn hoá.
    - Nghiên cứu hiện trạng khai thác, phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân – Thanh Hoá. Từ đó đưa ra một số giải pháp để các tài nguyên du lịch nhân văn của Thọ Xuân trở thành sản phẩm du lịch văn hoá hấp dẫn.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Để hoàn thành khoá luận, tác giả có sử dụng một số phương pháp sau:
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    - Phương pháp thực địa.
    - Phương pháp bản đồ.
    - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.

    5. Bố cục khoá luận.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương
    Chương I: Vai trò của du lịch văn hoá trong hoạt động du lịch.
    Chương II: Thực trạng khai thác du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân – Thanh Hoá.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...