Luận Văn Khai thác di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ cho du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2013
    Khai thác di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ cho du lịch




    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Lí do chọn đề tài . 2
    3.Mục tiêu và nhiệm vụ 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả của đề tài . 4
    6. Dự kiến kết quả của đề tài 4
    7. Tài liệu tham khảo và tình hình nghiên cứu . 4
    Chương 1. Khái quát về di tích lịch sử và các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam 6
    1.1. Khái quát về di tích lịch sử 6
    1.1.1. Định nghĩa về di tích lịch sử. 6
    1.1.2. Đặc điểm của các di tích lịch sử . 6
    1.1.3. Ý nghĩa. . 6
    1.2. Vài nét về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . 7
    1.2.1. Thân thế 7
    1.2.2. Sự nghiệp 9
    1.2.3. Vị trí và vai trò của Hưng Đạo Đại Vương trong lịch sử dân tộc và đời sống tâm linh
    người Việt. 12
    1.3. Các di tích thờ Trần Hưng Đạo trên cả nước 14
    1.3.1. Mục đích , ý nghĩa của việc thờ tự 14
    1.3.2. Những địa phươngcó di tích thờ Trần Hưng Đạo. . 14
    1.3.3. Các lễ hội gắn với Trần Hưng Đạo. . 15
    Chương 2. Thực trạng các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng: . 17
    2.1. Tìm hiểu về sông Bạch Đằng: . 17
    2.1.1. Vị trí địa lí - cảnh quan 17
    2.1.2. Những chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng. 18
    2.1.3. Chiến thắng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng 26
    2.2. Tổng quan về một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng. . 31
    A. Các di tích Quảng Yên – Yên Hưng- Quảng Ninh. . 31
    2.2.1 Đền Trần Hưng Đạo 31
    2.2.2.Đền Trung Cốc. . 34
    2.2.3. Đình Trung Bản. . 35
    2.2.4. Đình Yên Giang 39
    2.2.5. Các di tích liên quan . 41
    2.2.5.1. Bến Đò Rừng. 41
    2.2.5.2. Hai Cây Lim Giếng Rừng. . 41
    2.2.5.3. Bãi cọc Bạch Đằng. . 42
    B. Các di tích tại Thủy Nguyên –Hải Phòng 43
    2.2.6. Tràng kênh- Đền Trần Hưng Đạo. . 43
    2.2.7. Cụm di tích Liên Khê 45
    2.2.7.1. Đền thụ khê 46
    2.2.7.2 Chùa Mai Động 47
    2.2.7.3 Chùa Thiểm Khê . 48
    2.3 Thực trạng các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng. 48
    2.3.1 Thực trạng di tích 48
    2.3.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở các di tích. . 49
    Tiểu kết chương 2 . 52
    Chương 3. Các giải pháp phát triển phục vụ du lịch 54
    3.1. Giải pháp nâng cao khả năng khai thác các di tích cá di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực
    sông Bạch Đằng phục vụ cho phát triển du lịch. 54
    3.1.1. Giải pháp trùng tu tôn tạo. . 54
    3.1.2Giải pháp nâng cao giá trị tâm linh. 55
    3.1.3 Giải pháp về tuyên truyền quang bá cho du lịch. 56
    3.1.4 Giải pháp lien kết phát triển du lịch giữa hai bên bờ lưu vực sông Bạch Đằng. 56
    3.1.5. Giải pháp về đào tạo những người phục vụ du lịch tại chỗ. 57
    3.1.6. Đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 59
    Tiểu kết chương 3 . 60
    Phụ Lục: 1




    Mở đầu
    1 tính cấp thiết của đề tài
    Du lịch trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, là một
    trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân đóng góp vào sự phát
    triển chung của đất nước.
    Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, du lịch còn tạo việc làm cho hàng
    chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Ngoài ra du
    lịch phát triển còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển tạo nên một diện
    mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam.
    Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong
    phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử
    lâu đời, phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với
    các nhóm dân tộc của cả nước.
    Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc
    độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thu nhập từ ngành du lịch tăng lên
    nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những
    ngành quan trọng trong nền kinh tế.
    Điều đó nguồn tài nguyên du lịch của Việt Nam có rất nhiều lợi thế phát triển
    du lịch. Sông Bạch Đằng nằm giữa Hải Phòng và Quảng Ninh là có nhiều tài nguyên
    phát triển du lịch.
    Sông Bạch Đằng là dòng sông mang đậm những dấu ấn lịch sử, gắn với những
    chiến thắng oanh liệt của dân tộc như chiến thắng giặc Nam Hán của Ngô Quyền,
    chiến thắng giặc Tống của Lê Hoàn, chiến thắng giặc Nguyên Mông của Trần Hưng
    Đạo. Có thể nói chiến thắng giặc Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo là chiến thắng nổi
    bật và làm rạng danh cho dân tộc Việt khi chiến thắng một trong những đội quân hùng
    mạnh nhất thế giới khi ấy. Chiến thắng ấy cũng làm nên tên tuổi của vị tướng tài, Trần
    Hưng Đạo- 10 vị tướng xuất sắc của thế giới.
    Hiện nay lưu vực sông Bạch Đằng còn lưu giữ rất nhiều những di tích thờ Trần
    Hưng Đạo. Cùng với những di tích lịch sử nổi tiếng trong cả nước, các di tích thờ Trần
    Hưng Đạo là một tài nguyên du lịch độc đáo, đầy tiềm năng đóng góp vào sự phát triển
    chung của ngành du lịch, phục vụ cho Năm du lịch quốc gia- Đồng bằng sông Hồng
    năm 2013.
    2
    Nhưng trên thực tế trong những năm qua, việc khai thác những tài nguyên này
    phục vụ cho du lịch chưa được chú trọng và quan tâm đầu tư đúng mức, hoặc có một
    số công trình đã được đưa vào khai thác trong du lịch, nhưng không phải dưới tư cách
    một sản phẩm du lịch. Đồng thời hoạt động du lịch tại các điểm đến này còn diễn ra
    một cách tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể đồng bộ, cũng như chưa có sự quản lý một
    cách chặt chẽ các nguồn tài nguyên từ phía cấp chính quyền địa phương, gây ra những
    lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. Hơn thế nữa, những lợi ích về kinh tế do du lịch
    mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, cụ thể đó là sự đóng góp vào sự phát triển
    kinh tế của địa phương còn rất hạn chế.
    2. Lí do chọn đề tài
    Theo dòng chảy của lịch sử Việt Nam, các vương triều phong kiến đã tồn tại rất lâu
    đời, qua hàng ngàn năm. Mỗi triều đại qua đi đều để lại những dấu ấn thật đặc biệt qua
    từng thời kỳ họ trị vì đất nước. Dù hưng thịnh hay suy vong, đó đều là những yếu tố sự
    thật, không thể chối cãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong mỗi thời đại. Việt Nam
    tuy chỉ là một đất nước nhỏ bé nhưng ngay từ khi ra đời đã luôn bị đế quốc phương
    Bắc dòm ngó, cùng với nhiều nỗi lo khác nhau. Thật là đặc biệt ở chỗ, mỗi một triều
    đại phong kiến của chúng ta, dường như nhà nào cũng gặp phải nạn ngoại xâm. Cũng
    từ đó, ý chí anh hùng quật cường của nhân dân ta được bộc lộ, đó là lòng yêu nước vô
    bờ bến của cả quân và dân. Lịch sử đã chỉ rõ, bằng lòng quyết tâm đánh và chiến thắng
    kẻ thù, được sự tin yêu, ủng hộ trong lòng dân chúng thì triều đại nào cũng đuổi được
    bè lũ cướp nước. Và điều này lại càng được thể hiện một cách xuất sắc ở thời đại nhà
    Trần. Bằng chứng xác thực nhất là sự đóng góp lớn lao của các đời vua và những danh
    tướng trong công cuộc gìn giữ sự thanh bình của quốc gia mà họ luôn sống với tinh
    thần “sinh vi tướng, tử vi thần” luôn được thế hệ sau tôn thờ. Trong phả hệ Trần triều,
    Trần Quốc Tuấn được nhắc đến như một vị tướng oai hùng nhất trong lịch sử các triều
    đại phong kiến. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là những câu chuyện thú vị mang đậm
    chất giáo lí về tư cách đạo đức, làm người quân tử với đất nước, với dân tộc. Đó là tấm
    gương cho các triều đại về sau này, học hỏi về ông lòng trung quân ái quốc, con người
    tài năng bậc nhất trên mọi lĩnh vực: quân sự, y học, văn học Ngày nay khi nhắc đến
    ông, người ta không chỉ nhớ đến một vị tướng tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
    của vương triều Trần mà còn nhận định ngay đến một vị thánh linh thiêng: đức thánh
    Trần - Hưng Đạo Đại Vương. Ông được coi là Thánh, là Cha trong lòng dân chúng và
    3
    được thờ ở mọi miền trên khắp Tổ quốc. Các di tích trân trọng thờ ông, dù là điện thờ
    chính hay chỉ là thờ phối tự nhưng không thể phủ nhận sự hiện diện của ông trong đền,
    chùa, miếu mạo vô cùng quan trọng với nhân dân mỗi vùng. Các di tích thờ Trần
    Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn
    hoá giúp cho thế hệ hôm nay có thể tìm hiểu kĩ hơn về thân thế và sự nghiệp của Ngài.
    Mỗi di tích ở lưu vực sông Bạch Đằng thờ đức thánh Trần, tuy đều có điểm chung là
    thờ vị anh hùng của dân tộc nhưng tại mỗi nơi lại cho người ta nhiều cảm giác khác
    nhau, đều để lại những ấn tượng sâu sắc. Cũng như các di tích khác, hệ thống di tích
    lịch sử văn hóa thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng đã trở thành gạch nối
    giữa quá khứ và hiện tại có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân
    cư. Đó là những di tích thực sự có giá trị về lịch sử văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật Thế
    nhưng, tính cho đến thời điểm này, một số các di tích trong đó không nhận được sự
    quan tâm cần thiết đối với giá trị của mình. Hơn nữa, những di tích đó đã từng được
    đánh giá rất có hữu ích trong việc phát triển du lịch văn hoá của thành phố này tồn tại
    một vấn đề lớn là chưa được khai thác thực sự hiệu quả cho hoạt động du lịch.
    3.Mục tiêu và nhiệm vụ
    Mục tiêu:
    Nhằm khai thác các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng phục
    vụ cho du lịch. Quảng bá hình ảnh các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch
    Đằng- là nơi chiến thắng của Trần Hưng Đạo đánh tan quân Mông –Nguyên trên sông
    Bạch Đằng.
    Nhiệm vụ:
    Đưa ra một số giải pháp khai thác có hiệu quả các di tích thờ anh hùng dân tộc
    Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ phát triển
    du lịch.
    Qua đó đặt ra các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể
    trong kho tàng văn hóa Việt về tín ngường thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
    và các di tích thờ tự.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu (tiếp cận và phân tích hệ thống)
    Phương pháp thực địa
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp(phương pháp toán học)
    4
    Phương pháp xã hội học.
    5. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả của đề tài
    Tài liệu nghiên cứu về các di tích lịch sử
    Tài liệu nghiên cứu văn hóa của sinh viên
    Tài liệu hướng dẫn du lịch .
    6. Dự kiến kết quả của đề tài
    1. Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo:
    Tài liệu nghiên cứu về các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông
    Bạch Đằng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tài liệu giới
    thiệu và hướng dẫn du lịch.
    2. Những đóng góp liên quan đến phát triển du lịch:
    - Định hướng khai thác phát triển tại các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực
    sông Bạch Đằng phục vụ du lịch.
    - Một số gợi ý trong cách quản lý và khai thác hợp lý các di tích thờ Hưng Đạo Đại
    Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng với tư cách là sản phẩm du lịch.
    3. Những đóng góp về mặt xã hội (các giải pháp cho vấn đề xã hội):
    - Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn và giữ gìn các nét đẹp văn hóa, các di
    sản vật thể tại các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng.
    7. Tài liệu tham khảo và tình hình nghiên cứu
    Hiện cũng đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về tín ngưỡng
    thờ Hưng Đạo Đại Vương nhưng đây là lần đầu tiên được nghiên cứu ở lưu vực sông
    Bạch Đằng với mục đích phục vụ cho du lịch. Những tài liệu tham khảo:
    1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội
    1985: có viết về những trận đánh trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng
    Đạo, diễn tả các chi tiết về trận đánh trên sông Bạch Đằng.
    2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tân Việt 1968: có viết
    về Trần Hưng Đạo và các trận đánh trên sông Bạch Đằng.
    3. Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục năm
    2006, viết về thân thế , sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và chiến thắng
    giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
    4. Kể chuyện lịch sử Việt Nam –Hưng Đạo Vương, tác giả Phan Kế Bính,
    Lưu Văn Phúc.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Như Hoa. 2001. “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam”. Hà Nội. NXB Văn hóa
    Thông tin.
    2. Trần Trọng Kim. 1968. “Việt Nam sử lược”. NXB Tân Việt.
    3. Ngô Sĩ Liên. 1993. “Đại Việt sử kí toàn thư”. Hà Nội. NXB Khoa học xã hội.
    4. Phan Kế Bính và Lưu Văn Phúc. 2008. “Kể chuyện lịch sử Việt Nam Hưng Đạo
    Đại vương”
    5. Ngô Đức Thịnh. 2012. “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”. Hà
    Nội. NXB Trẻ.
    6. Nguyễn Khắc Thuần. 2006. “Danh tướng Việt Nam”. NXB Giáo dục.
    7. Trần Diễm Thúy.2009. “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. TP Hồ Chí Minh. NXB
    Thông tin.
    8. Trần Quốc Vượng 1999. “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Hà Nội. NXB Giáo dục.
    9. Lý Tế Xuyên.1994. “Việt Điện U Linh”. Hà Nội. NXB Thế Giới.
    10. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. 2009. “Đại Nam nhất thống chí”. Hà Nội. NXB
    Lao Động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...