Thạc Sĩ Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch 

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    Mục Lục
    Mục Lục 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài. 2
    2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Bố cục của khóa luận. . 4
    CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. . 5
    1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa. . 5
    1.2. Các loại di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu: 6
    1.3. Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa. 11
    Tiểu kết chương 1. 20
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH TẠI DI TÍCH CHÙA
    KEO – THÁI BÌNH. 21
    2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Thái Bình. 21
    2.2. Di tích chùa Keo – Thái Bình. . 32
    2.3.Giá trị của di tích Chùa Keo. . 55
    2.4. Thực trạng khai thác du lịch hiện nay tại chùa Keo. 57
    Tiểu kết chương 2. 60
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI TÍCH CHÙA KEO
    PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI BÌNH. . 61
    3.1. Bảo tồn di tích thông qua hoạt động du lịch. . 61
    3.2. Xây dựng hình ảnh điểm đến. 63
    3.3. Kết hợp với các loại hình du lịch khác . . 65
    3.4. Quảng bá xúc tiến. . 67
    Kết Luận . 68
    Danh mục tài liệu tham khảo. . 69
    Phụ Lục . 70 2

    Mở đầu.
    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Tỉnh Thái Bình là quê hương anh hùng gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp
    của nhiều danh nhân, danh tướng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như Bát nạn
    tướng quân Vũ Thị Thục Nương (thế kỷ I)- bà là một nữ tướng tài ba dưới thời 2
    Bà Trưng; Lý Bôn hay còn gọi Lý Bý, sau khi đánh tan quân Lương, ông lên
    ngôi vua lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân; Sứ quân Trần Lãm (?-
    967), người có công giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh sau này lập ra nhà Đinh (968 - 980);
    Nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn. Và cũng không thể không nói đến những công
    trình di tích đã tồn tại từ rất lâu cho đến tận ngày nay như đền Trần (Tiến Đức –
    Hưng Hà), đền Đồng Bằng (An Lễ - Quỳnh Phụ) Và đặc biệt hiện nay, tại
    Thái Bình còn lưu giữ được một di tích rất cổ kính, độc đáo và có giá trị đặc biệt
    quan trọng đối với tỉnh Thái Bình nói riêng và nước Việt Nam nói chung, đó
    chính là “chùa Keo”. Cùng với những di tích lịch sử và danh thắng khác trên đất
    Thái Bình, di tích Chùa Keo chính là một nguồn tài nguyên du lịch độc đáo, đầy
    tiềm năng, góp phần phục vụ và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du
    lịch Thái Bình.
    Nhưng trên thực tế trong những năm qua, việc khai thác di tích này phục vụ
    cho du lịch của tỉnh Thái Bình chưa phát huy được hết hiệu quả và tiềm năng vốn
    có của nó và vẫn còn tồn đọng nhiều mặt hạn chế. Hoạt động du lịch tại điểm đến
    này còn diễn ra một cách tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể đồng bộ, cũng như
    chưa có sự quản lý một cách chặt chẽ các nguồn tài nguyên từ phía cấp chính
    quyền địa phương, đã gây ra những lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. Hơn thế
    nữa, những lợi ích về kinh tế do du lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm năng,
    cụ thể đó là sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương còn rất hạn
    chế. Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Khai thác di tích chùa
    Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch” cho khóa luận tốt nghiệp của
    mình nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy hiệu quả khai thác phát triển du lịch đối
    với di tích này. 3

    2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài
    - Mục đích nghiên cứu.
    Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu di tích chùa Keo tại tỉnh Thái
    Bình để thấy được một cách tổng thể nhất những giá trị của công trình này về
    lịch sử, về kiến trúc, về lễ hội cổ truyền và đặc biệt là những giá trị tiềm năng có
    thể khai thác cho du lịch.
    - Ý nghĩa đề tài:
    Đã có một số tài liệu viết và giới thiệu về di tích chùa Keo ở Thái Bình song
    việc thống kê, hệ thống một cách đầy đủ còn rất ít. Đồng thời phần lớn những tài
    liệu đó mới dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin, ít tài liệu đề cập đến việc định
    hướng khai thác những tài nguyên này cho hoạt động du lịch của tỉnh. Vì thế, với
    đề tài này, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực
    tiễn du lịch tỉnh Thái Bình, người thực hiện mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ
    thống về nguồn tài nguyên mang tính lịch sử này, cũng như những bất cập trong
    hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng cho việc phát triển
    du lịch của địa phương trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: di tích chùa Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư
    tỉnh Thái Bình.
    - Phạm vi nghiên cứu: không gian di tích và thời gian hình thành di tích
    chùa Keo.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử
    dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều
    nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc
    để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thực địa: Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu,
    nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho
    việc hoàn thiện đề tài.
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này
    giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra
    các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên
    cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài
    cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các
    định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên
    cứu của đề tài.
    5. Bố cục của khóa luận.
    Đề tài ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo gồm có 3
    chương:
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung.
    Chưong 2. Thực trạng khai thác du lịch tại di tích chùa Keo - Thái Bình .
    Chưong 3. Đề xuất một số giải pháp khai thác di tích chùa Keo phục vụ
    phát triển du lịch tại Thái Bình.
     
Đang tải...