Báo Cáo khai thác công trình thủy lợi Liễn Sơn-Trạm bơm Bạch Hạc.Tìm hiểu được sơ bộ các công trình do công

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I : TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

    I.Vị trí địa lý, diện tích

    1. Vị trí địa lý

    -Vùng tiểu dự án trạm bơm Hạc có toạ độ địa lý:

    +Vĩ độ bắc: 21012’33’’ - 210 21’14’’

    + Vĩ độ Đông: 105026’52’’ - 105042’30’’

    -Vùng tiểu dự án nằm trong hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn có vị trí:

    + phía Bắc:giáp các xã Hoàng Lâu-Vân Hội huyện Tam Dương.

    + phía tây:giáp sông Phó Đáy,và sông Lô

    + phía Đông:giáp phường Đồng Tâm thành phố Vĩnh yên.

    + Phía Nam :giáp với thị trấn huyện Yên Lạc

    2. Diện tích khu vực tưới

    Phạm vi phụ trách tưới của trạm bơm Bạch Hạc co liên quan đến địa giới hành chính chủ yếu của 2huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.

    -diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng dự án: 9220 ha.

    Trong đó:

    a) Đất nông nghiệp: 7.437 ha

    - Đất trồng lúa và mầu: 7.137 ha

    - Đất trồng cây lâu năm: 30 ha

    - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 270 ha

    b) Đất phi nông nghiệp: 1.777 ha

    c) Đất chưa sử dụng: 6 ha


    -Trạm bơm Bạch Hạc đảm nhiệm tưới: 3840 ha.



    2.Tài liệu về nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió, dông, sương muối, mưa đá, nắng.

    2.1 Nhiệt độ không khí:

    -nhiệt độ bình quân nhiều năm: 23,90C

    -mùa khô từ tháng 11 năm trước tới tháng 4năm sau,nhiệt độ trung bình nhiều năm là 19,60C thấp nhất vào tháng 1 có nhiệt độ trung bình : 14 0C, tháng 12 năm 1982 thấp nhất : 4,4 0C

    -mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 co nhiệt độ trung bình là 27,8 0C ,cao nhất là các tháng5,6,7.

    Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm trạm Vĩnh yên (1975-2005)


    III. Điều kiện thuỷ văn

    1. Đặc đỉêm hệ thống sông ngòi nội địa và ngoại địa

    1.1. sông lô

    theo tài liệu của cục đê điều – bộ nông nghiệp & ptnt, sông lô bắt nguồn từ tỉnh vân nam trung quốc chảy qua tỉnh hà giang, tuyên quang, phú thọ về tới trạm thuỷ văn việt trì có chiều dài khoảng 500km, sông lô là hợp lưu của sông chảy và sông gâm, có diện tích lưu vực khoảng 30.000km2; sông có độ dốc lớn nên về mùa lũ nước tập trung nhanh.

    - lưu lượng lớn nhất về mùa mưa lên tới 10.000m3/s và nhỏ nhất về mùa khô khoảng 600  800m3/s.

    - ảnh hưởng của sông lô tới khu vực tiểu dự án: cần tập trung nghiên cứu về sự chi phối dòng thuỷ văn của sông lô trước và sau khi có thuỷ điện hoà bình. do khi thiết kế trạm bơm bạch hạc chưa có công trình thuỷ điện hoà bình điều tiết, khi có sự điều tiết của thuỷ điện hoà bình, chế độ thuỷ văn dòng sông có thể bị thay đổi (do sông lô hợp lưu với sông hồng tại ngã ba việt trì phú thọ), nơi hợp lưu chỉ cách trạm bơm bạch hạc 1km. vậy trong trường hợp này, phải xem xét mực nước lớn nhất (hmax) và mực nước nhỏ nhất (hmin) ứng với 2 thời đoạn: chưa có thuỷ điện hoà bình và sau khi có thuỷ điện hoà bình để so sánh.

    trong phần 1.3 (chương i) đã trình bày về thực trạng dòng chảy của các sông khu tiểu dự án nên ở phần này chúng tôi chỉ cập nhật những kết quả đã có ở các chương trên để phục vụ cho việc nghiên cứu, tính toán sau này.

    a. mực nước lớn nhất (hmax) tính theo 2 giai đoạn

    - từ năm 1956 -1982 (trước khi có thuỷ điện hoà bình).

    - từ năm 1983 -2005 (sau khi có thuỷ điện hoà bình).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...